vĐồng tin tức tài chính 365

Không thể để 'chảy máu' đất hiếm

2023-07-03 12:21

Để bản làng nghèo cạnh mỏ đất hiếm giàu lên

Ít ai biết được từ đầu những năm 1980 một số mỏ đất hiếm ở Tây Bắc đã được khai thác và những nơi này từng trải qua một thời kỳ hoàng kim.

Thế nhưng, khi thực hiện tuyến bài phóng sự điều tra "Buôn bán ngầm đất hiếm" (đăng trên Tuổi Trẻ từ 28-6 đến 1-7), điều mà chúng tôi dễ nhận thấy là phần lớn những bản làng cạnh mỏ khoáng sản chiến lược của quốc gia có cuộc sống khá vất vả, người dân phải đi làm xa nhà và kiếm cái ăn hằng ngày.

Dù gần 40 năm trôi qua nhưng trong ký ức của một số người cao niên ở bản Mầu (xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu) vẫn chưa thể quên được những ngày tháng rực rỡ của ngành khai khoáng (chiết tách), hoạt động tấp nập xuyên đêm. Đầu năm 1984, nhiều bản làng sương mờ ở Tây Bắc đang còn khép mình sau những cánh rừng già thì vùng đất Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện của người Tiệp Khắc (cũ) đưa đến phục vụ thăm dò, khai thác đất hiếm. Thanh niên trai tráng ở các bản vùng đất Phong Thổ nhanh chóng được đào tạo trở thành công nhân khai khoáng. Nhờ đó mà cuộc sống dân bản nơi đây gần như sang trang mới do công nhân được trả lương kèm phụ cấp sức khỏe rất cao và đường sữa, đồ hộp ngon ăn, uống, bồi bổ.

Đưa chúng tôi đến những cửa hầm khai thác năm xưa nay chỉ còn vết tích, ông Sần Văn Mẩu (40 tuổi, bản Mầu) nói khi ông lớn lên việc khai thác đất hiếm tại đây không còn nữa. Sau này, cửa hầm đã được bịt kín nhưng với những người ở lứa tuổi cha, chú vẫn không thể quên được ngày tháng hoàng kim ấy dù thời gian người Tiệp Khắc đến thăm dò, khai thác không quá dài. Gần 40 năm trôi qua, cũng chính từ cửa hầm ấy, hướng mắt về phía xa là bản Mầu - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, nằm lọt thỏm, ẩn mình bên khe suối nhỏ...

Cách bản Mầu khoảng 130km, men theo quốc lộ 4D chạy ngang qua dãy núi Hoàng Liên Sơn là bản Sín Chải (xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, Lào Cai) có 28 hộ dân - người dân tộc Hà Nhì - nhưng theo Chủ tịch UBND xã Nậm Pung Lý Gì Mờ thì có đến 90% là hộ nghèo cạnh cánh rừng già. Hay sống bên mỏ Đông Pao (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu) - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam - là rải rác những ngôi nhà của bà con người dân tộc Lự dù nằm ở vị trí trung tâm, đường sá thuận lợi nhưng cuộc sống cũng chẳng mấy khấm khá hơn là bao.

Mong ngành công nghiệp khai thác, chế biến chuyên sâu đất hiếm của nước ta sớm hình thành. Và chúng ta có thể làm chủ công nghệ, chế tạo các thiết bị có hàm lượng công nghệ cao. Từ đó, cuộc sống của bà con cạnh những mỏ khoáng sản chiến lược đất hiếm ắt hẳn cũng ngày càng tốt hơn lên.

Các cơ quan chức năng vào cuộc

Ngay sau khi Tuổi Trẻ khởi đăng bài đầu tiên (ngày 28-6) trong tuyến bài điều tra "Buôn bán ngầm đất hiếm", Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều địa phương ở phía Bắc đã vào cuộc.

- Ngày 28-6, ông Mai Văn Thạch, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu, cho biết lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh vào cuộc xác minh nội dung báo Tuổi Trẻ nêu trong phóng sự điều tra.

- Ngày 29-6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho hay đã chỉ đạo Cục Khoáng sản Việt Nam vào cuộc, đồng thời ông ký văn bản gửi các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hóa xác minh thông tin, có biện pháp bảo vệ khoáng sản đất hiếm.

Chiều cùng ngày, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải thông tin: "Trước mắt tôi đã chỉ đạo các cơ quan tăng cường vào cuộc bảo vệ, quản lý khoáng sản đất hiếm trên địa bàn".

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cũng cho biết đã thống nhất với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn vào cuộc kiểm tra, xử lý theo quy định. Lãnh đạo Công an tỉnh Yên Bái thông tin đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc xác minh.

- Ngày 30-6, ông Vũ Tiến Tú, giám đốc Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu, cho biết: "Chúng tôi đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ mỏ đất hiếm Đông Pao. Công ty mới được giao quản lý 19ha, vẫn đang cắt cử người để bảo vệ".

Chiều cùng ngày, Cục Khoáng sản Việt Nam ký thêm một văn bản hỏa tốc gửi hai công ty được cấp giấy phép khai thác mỏ đất hiếm ở Lai Châu và Yên Bái khẩn trương báo cáo về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn trong phạm vi giấy phép được cấp.

Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ cho hay sau khi nắm bắt thông tin trên báo Tuổi Trẻ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc.

Chiều 2-7, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết đơn vị này đang khẩn trương xác minh thông tin, làm việc với những người có trong nội dung phóng sự điều tra "Buôn bán ngầm đất hiếm".

QUANG THẾ

Xem thêm: mth.13025358030703202-meih-tad-uam-yahc-ed-eht-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không thể để 'chảy máu' đất hiếm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools