vĐồng tin tức tài chính 365

Phòng cháy chữa cháy: Quy định mới khiến doanh nghiệp ngồi trên lửa

2023-07-04 05:05
Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại một nhà máy ở tỉnh Nam Định - Ảnh: TOÀN MINH

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại một nhà máy ở tỉnh Nam Định - Ảnh: TOÀN MINH

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, doanh nghiệp mong chờ các cơ quan chức năng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng về phê duyệt phòng cháy chữa cháy để có những giải pháp thực chất giúp họ sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp không kịp trở tay

Luật sư Ngô Thanh Tùng - Ảnh: NVCC

Luật sư Ngô Thanh Tùng - Ảnh: NVCC

Thực tế sơn chống cháy là giải pháp được lựa chọn phổ biến, nhất là với kết cấu thép. 

Giải pháp này tiết kiệm chi phí, thuận tiện thi công mà bảo đảm thẩm mỹ, công năng công trình. Một số giải pháp khác như bọc vật liệu rỗng bằng thạch cao hay vữa chống cháy hầu như không khả thi. 

Chỉ cần có va đập, lớp bọc bảo vệ sẽ bong ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng công trình. 

Vì vậy, việc thay đổi quy định về kiểm định sơn chống cháy vừa qua tác động rất lớn, là nguồn cơn cho nhiều bức xúc của doanh nghiệp.

Nghị định số 79 năm 2014 đã quy định sơn chống cháy phải được kiểm định. Trên thị trường lúc đó đã có các loại sơn chống cháy sản xuất trong nước, được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Công trình sử dụng sơn chống cháy cơ bản được nghiệm thu suôn sẻ.

Mọi việc chỉ đảo lộn khi đến cuối năm 2020, một loạt quy định mới về PCCC ban hành. Trong đó, nghị định số 136 năm 2020 sửa từ việc kiểm định với "sơn chống cháy" sang kiểm định với "mẫu kết cấu được bọc bảo vệ" bằng sơn chống cháy.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10-1-2021 và không có quy định chuyển tiếp riêng cho việc kiểm định sơn chống cháy. 

Quy chuẩn 06 năm 2020 của Bộ Xây dựng về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đó thay thế bởi quy chuẩn 06 năm 2021 và 06 năm 2022) cũng chỉ miễn áp dụng quy chuẩn mới cho các hồ sơ thiết kế xây dựng đã được thẩm duyệt PCCC trước đó.

Các doanh nghiệp không kịp trở tay với những thay đổi này. Những doanh nghiệp lập phương án thiết kế theo quy định cũ phải mất thời gian, chi phí để đáp ứng quy định mới. 

Đến tháng 5-2023, cả nước cũng chỉ có ba doanh nghiệp sản xuất sơn chống cháy nội địa có mẫu kết cấu bọc sơn được cấp giấy chứng nhận kiểm định. 

Hai năm kể từ khi quy định mới ban hành, không có loại sơn chống cháy nào được cấp giấy chứng nhận kiểm định theo các quy định mới.

Gánh nặng bất hợp lý

Những hướng dẫn của các cơ quan cũng tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Ví dụ yêu cầu về thiết kế chịu lửa. Văn bản 1240 ngày 13-4-2022 của Bộ Xây dựng yêu cầu công trình sử dụng sơn chống cháy cần phải có thiết kế chịu lửa. 

Cục PCCC sau đó hướng dẫn thiết kế chịu lửa là một nội dung cần thẩm duyệt. Những yêu cầu trên đều chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hay được phổ biến một cách rõ ràng khi văn bản mới được ban hành.

Chính sách ban hành quá đột ngột nên nhiều doanh nghiệp có thiết kế được thẩm duyệt, đã thi công xong, nay phải bổ sung thêm thiết kế chịu lửa và xin thẩm duyệt lại. 

Quy định mới đòi hỏi đơn vị tư vấn thiết kế chịu lửa phải có năng lực hành nghề. Nhưng vì là yêu cầu mới nên có rất ít đơn vị có kinh nghiệm tính toán và lập loại thiết kế này.

Cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn khi thẩm duyệt thiết kế chịu lửa. Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thiết kế, cơ quan chức năng thậm chí còn yêu cầu phải có ý kiến của một cơ quan chuyên môn xác nhận tính "đúng đắn" của phương án thiết kế, dù không có cơ quan nào được giao quyền như vậy.

Quy chuẩn 06 quy định ba phương pháp chứng minh khả năng chịu lửa của mẫu kết cấu. Ngoài phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu chịu lửa, còn hai phương pháp gồm đối chiếu đặc điểm kỹ thuật với cấu kiện tương đương và đối chiếu với mẫu thử nghiệm chịu lửa có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật tương đương (tạm gọi đốt mẫu thử nghiệm).

Do hai phương pháp 1 và 2 không khả thi vì hầu như không có đơn vị có đủ năng lực nên sau khi quy định mới ban hành (cuối năm 2020), hàng loạt công trình phải áp dụng đốt thử nghiệm mẫu kết cấu bọc sơn chống cháy. 

Mãi đến cuối tháng 12-2021, Bộ Công an mới ban hành quy chuẩn 03, trong đó quy định "Mẫu kết cấu, cấu kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường", thay vì cấp giấy chứng nhận kiểm định cho từng công trình.

Chi phí đốt thử nghiệm một mẫu kết cấu bọc sơn chống cháy không dưới 300 triệu/lần. Lúc đó cũng chỉ có phòng thử nghiệm được Bộ Xây dựng cấp phép có đủ năng lực nên công việc quá tải, việc kiểm định lại càng chậm trễ.

Đầu năm 2023, Cục PCCC yêu cầu các phòng thử nghiệm đốt mẫu phải được công nhận đạt chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2007. Đến tháng 4-2023, mới có bốn phòng thử nghiệm được phép làm các thử nghiệm chịu lửa.

Thiếu hướng dẫn đồng bộ, rõ ràng

Từ khi áp quy chuẩn mới, hàng loạt dự án đã xây dựng rơi vào bế tắc trong nhiều năm. Ví dụ, nghị định 136 ban hành nhưng không công bố quy cách mẫu kết cấu và phương pháp thử nghiệm chi tiết về chứng nhận sơn chống cháy.

Các cơ quan có thẩm quyền cũng không thống nhất được quan điểm về nhiều vấn đề. Từ cuối năm 2021 đến đầu 2022, Cục PCCC gửi ít nhất năm công văn cho Bộ Xây dựng liên quan đến quy chuẩn 06, bao gồm những nội dung quan trọng về kiểm định mẫu kết cấu bọc sơn chống cháy.

Tháng 4-2022, Bộ Xây dựng mới có phản hồi chính thức. Gần đây, Bộ Xây dựng vẫn phải tiếp tục có văn bản phản hồi Cục PCCC để thống nhất một số nội dung hướng dẫn quy chuẩn 06.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời việc gỡ vướng về phòng cháy chữa cháyThủ tướng Phạm Minh Chính trả lời việc gỡ vướng về phòng cháy chữa cháy

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về một số vấn đề vướng mắc liên quan phòng cháy chữa cháy.

Xem thêm: mth.25442632230703202-aul-nert-iogn-peihgn-hnaod-neihk-iom-hnid-yuq-yahc-auhc-yahc-gnohp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phòng cháy chữa cháy: Quy định mới khiến doanh nghiệp ngồi trên lửa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools