vĐồng tin tức tài chính 365

Phú Yên: nhiều ổ dịch tay chân miệng phức tạp, 1 trẻ tử vong

2023-07-05 17:13
Cán bộ của CDC Phú Yên và Trung tâm Y tế huyện Tuy An giám sát cộng đồng khu vực có dịch tay chân miệng ở xã An Ninh Tây - Ảnh: MỸ HẰNG

Cán bộ của CDC Phú Yên và Trung tâm Y tế huyện Tuy An giám sát cộng đồng khu vực có dịch tay chân miệng ở xã An Ninh Tây - Ảnh: MỸ HẰNG

Ngày 5-7, bác sĩ Châu Trọng Phát - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Phú Yên - cho hay đang phối hợp với các địa phương nỗ lực dập dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp ở xã An Ninh Tây (huyện Tuy An).

Theo bác sĩ Phát, đã có 1 trẻ tử vong do mắc tay chân miệng nặng. Đó là một bé gái sinh năm 2021, ở thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây. Sau khi mắc bệnh khoảng 3 ngày và diễn biến bệnh ngày càng nặng, đầu giờ chiều 29-6, bé nhập viện Bệnh viện Sản nhi Phú Yên và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng độ 3-4.

Dù được bệnh viện này điều trị tích cực, nhưng diễn biến bệnh của bé ngày càng nặng. Khoảng 16h30 cùng ngày, gia đình xin rời viện để chuyển đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, khi chưa đến bệnh viện ở Bình Định thì bé đã tử vong.

Bác sĩ Phát cho biết sau ca tử vong này, lực lượng của CDC Phú Yên và Trung tâm Y tế huyện Tuy An đã điều tra dịch tễ, tổ chức tiêu độc khử trùng vùng có dịch, giám sát cộng đồng và tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng dịch bệnh tay chân miệng cho nhân dân.

Thông tin mới nhất chiều 5-7 từ CDC Phú Yên cho hay đã xuất hiện 2 ổ dịch tay chân miệng tại xã An Ninh Tây. Trong đó, ở thôn Tiên Châu có 4 ca (1 ca tử vong) và ở thôn Bình Thạnh 8 ca.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, tại Phú Yên ghi nhận 28 ca mắc tay chân miệng, tất cả đều là bệnh nhi, nhiều nhất là huyện Tuy An, tiếp đó là TP Tuy Hòa.

Bác sĩ Châu Trọng Phát khuyến cáo bệnh tay chân miệng xuất hiện chủ yếu trên trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Biểu hiện lâm sàng là trẻ sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài phân lỏng, trẻ bứt rứt khó chịu; đặc biệt là có hồng ban, vết loét, phỏng nước ở vùng tay, chân, miệng, hậu môn.

"Bệnh tay chân miệng do vi rút gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, khi phát hiện trẻ có các biểu hiện lâm sàng nêu trên, nghi mắc bệnh tay chân miệng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra" - bác sĩ Phát nói.

Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Để phòng bệnh, bác sĩ Phát đề nghị các gia đình gìn giữ vệ sinh môi trường sạch, ăn sạch, ở sạch, đồ chơi của trẻ cũng phải luôn giữ sạch, đặc biệt là rửa tay cho trẻ thường xuyên.

TP.HCM: Cần chủ động cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặngTP.HCM: Cần chủ động cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng vẫn tiếp tục tăng với nhiều ca bệnh nặng, tử vong nhưng TP.HCM lại thiếu nguồn cung ứng thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG).

Xem thêm: mth.17772845150703202-gnov-ut-ert-1-pat-cuhp-gneim-nahc-yat-hcid-o-ueihn-ney-uhp/nv.ertiout

Comments:2 | Tags:No Tag

“Phú Yên: nhiều ổ dịch tay chân miệng phức tạp, 1 trẻ tử vong”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools