vĐồng tin tức tài chính 365

Đèn đỏ bị hư nhưng lại bị CSGT bắt lỗi vượt đèn đỏ?

2023-07-08 08:42

Trường hợp này phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ có đúng không? 

(Bạn đọc NH. - quận Bình Thạnh, TP.HCM)

* Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn (khoản 1, điều 10 Luật Giao thông đường bộ).

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. (điều 11 Luật Giao thông đường bộ).

Do đó, khi tham gia giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ (tín hiệu đèn giao thông...). 

Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. 

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. (điểm đ, khoản 1, điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Đồng thời, không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp như: thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng (khoản 3, khoản 4, điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Theo đó: sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra (khoản 13, điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (khoản 14, điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trong trường hợp của bạn trình bày rằng "Đèn đỏ ở ngã tư chiều bạn chạy bị hư nên lúc đó bạn không biết là đèn đỏ" có thể thuộc trường hợp là sự kiện bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng thì sẽ không xử phạt vi phạm hành chính.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Đi du lịch nước ngoài đem nhiều tiền mặt phải khai báo thế nào?Đi du lịch nước ngoài đem nhiều tiền mặt phải khai báo thế nào?

Xin hỏi theo quy định, một người đi du lịch nước ngoài được đem bao nhiêu tiền mặt và nếu mang quá số tiền quy định, cần phải khai báo hay làm thủ tục gì?

Xem thêm: mth.98911022270703202-od-ned-touv-iol-tab-tgsc-ib-ial-gnuhn-uh-ib-od-ned/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đèn đỏ bị hư nhưng lại bị CSGT bắt lỗi vượt đèn đỏ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools