Theo đó, dù kinh tế toàn cầu và trong nước đang đối mặt không ít khó khăn, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội, nhất là khi các nước tăng cường chuyển dịch, đa dạng chuỗi cung ứng, từ đó giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khi doanh nghiệp xoay trục - nhận định trên tờ Financial Times. Bài báo cho biết, khi cạnh tranh địa chính trị giữa các nước gia tăng, nhiều công ty đang chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó Việt Nam là một trong các điểm đến.
Tờ Le Monde cho rằng Việt Nam đang tích cực mở cửa, tranh thủ cơ hội từ cạnh tranh các nước để thu hút đầu tư nước ngoài, phấn đấu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng, Việt Nam, là nơi tập trung các hãng cung ứng lớn nhất cho các công ty công nghệ khắp thế giới. (Ảnh: Financial Times)
"Các công ty đa quốc gia toàn cầu đa dạng hóa chuỗi sản xuất và cung ứng do lo ngại các căng thẳng địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng. Vì thế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi và được ưu tiên trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng này. Việt Nam cũng nhận được các khoản đầu tư nước ngoài trong việc kết nối chuỗi cung ứng, với vị thế là một trung tâm thương mại và sản xuất", ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng đầu tư Maybank, cho biết.
Cùng với sự chuyển dịch trên, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn về sự đổi mới và số hóa - nhận định từ trang Asia Business Outlook. Bài báo cho rằng Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất, trong bối cảnh các doanh nghiệp đa dạng hóa, tăng cường chuỗi cung ứng, phát triển hạ tầng kỹ thuật số.
Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Standard Chartered cũng cho rằng, để khuyến khích các nhà sản xuất dịch chuyển đến Việt Nam, đất nước cần tiếp tục thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics.
"Việt Nam ngày càng được công nhận là một trong những địa điểm đắc địa cho E-logistics ở Đông Nam Á. Sự công nhận này bắt nguồn từ vị trí địa lý chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và cam kết về cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này là rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển hướng sang thương mại điện tử. Chúng tôi tin rằng bằng cách đầu tư vào công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng và có thể thiết lập liên minh với các doanh nghiệp hậu cần quốc tế, chúng ta có thể khai thác tiềm năng này", ông Marco Forster, Trưởng bộ phận tư vấn ASEAN, Công ty Dezan Shira, nhận định.
Trang Yahoo cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị phân mảnh, Việt Nam là một trong số thị trường duy trì tính cạnh tranh cao, thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế.
VTV.vn - Theo báo cáo của ngân hàng DBS (Singapore), dòng vốn FDI mới đổ vào lĩnh vực sản xuất năm 2023 của Việt Nam tăng mạnh, bất chấp nhiều khó khăn kinh tế toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.26993940190703202-uac-naot-gnu-gnuc-iouhc-gnort-gnort-nauq-hcix-tam-man-teiv/et-hnik/nv.vtv