vĐồng tin tức tài chính 365

Siêu thị chưa thể giúp sản phẩm OCOP bán được nhiều hơn

2023-07-09 15:33

OCOP vào siêu thị chưa nhiều

Tại các hệ thống siêu thị Co.opMart, GO!, Satra, Gigamall... trưng bày nhiều sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, phần lớn là sản phẩm OCOP khô, chế biến sẵn của Thái Nguyên, Gia Lai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre...; chưa có nhiều sản phẩm tươi. Các siêu thị LOTTE Mart, Emart, Aeon... các sản phẩm OCOP chưa xuất hiện nhiều.

Là đơn vị có bánh chuối phồng hạt điều (sản phẩm đạt OCOP) bán được vào một số siêu thị, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Tây Cát (Đồng Tháp), cho biết, để đưa được sản phẩm vào siêu thị khá khó khăn, chiết khấu cho siêu thị lên đến 40%. Khi sản phẩm vào được sức tiêu thụ không cao.

Phần lớn sản phẩm OCOP trùng chủng loại, không đa dạng và mẫu mã kém bắt bắt, chưa thu hút khách.
Phần lớn sản phẩm OCOP trùng chủng loại, không đa dạng và mẫu mã kém bắt mắt, chưa thu hút khách

Cũng có sản phẩm (mật dừa nước Cần Giờ) đạt OCOP 4 sao vào được hệ thống Co.opMart, Mega Market, tuy nhiên ông Phan Minh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam – VietNipa, cho biết Một số siêu thị lớn của nước ngoài chưa quan tâm lắm đến sản phẩm OCOP.

Đại diện một siêu thị (không muốn nêu tên) cho biết hệ thống rất muốn ủng hộ các sản phẩm OCOP; tuy nhiên nhiều sản phẩm OCOP vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp...; nhà sản xuất không đảm bảo được đúng hẹn, đúng số lượng và chất lượng hàng. Hơn nữa, ít đơn vị đáp ứng được yêu cầu khâu kiểm soát chất lượng đầu vào sản phẩm của siêu thị.

Ngoài ra, theo ghi nhận của chúng tôi, phần lớn sản phẩm OCOP được trưng bày tại siêu thị bị trùng chủng loại khá nhiều, chủ yếu là các loại trà thảo mộc, bánh kẹo, mật ong, nước mắm, miến, hạt điều... và mẫu mã sản phẩm chưa được bắt mắt, khó thu hút khách. Cả nhà sản xuất lẫn phân phối đều chưa cho thấy được các sản phẩm OCOP khác biệt gì so với sản phẩm thông thường.

Cần có trung tâm liên kết điều phối

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NNPTNT TPHCM cho biết Sở đã làm việc với một số hệ thống siêu thị để tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP vào hệ thống. Các siêu thị sẽ hỗ trợ nhà sản xuất sản phẩm OCOP phê duyệt hồ sơ nhanh chóng hơn.

“Chúng tôi cũng đặt vấn đề siêu thị tạo một không gian riêng trưng bày sản phẩm OCOP, tuy nhiên việc này còn khó khăn do sản phẩm OCOP của TP hiện vẫn chưa nhiều và không tập trung vào một nhóm sản phẩm để tiện trưng bày. Sản phẩm OCOP có loại là hàng chế biến, có loại là hàng tươi nên không thể bày chung ở một khu vực. Sở đang xúc tiến hợp tác với các tỉnh trong khu vực như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… để đẩy mạnh liên kết, phân phối các sản phẩm OCOP ngày càng rộng rãi hơn. Khi sản phẩm OCOP phong phú, đa dạng thì việc đưa hàng vào các hệ thống bán lẻ lớn thuận lợi hơn”, ông Hiệp cho hay.

Các sản phẩm OCOP được trưng bày ở kệ hàng ngay lối ra vào nhưng chưa được nhiều người tiêu dùng quan tâm
Các sản phẩm OCOP được trưng bày ở kệ hàng ngay lối ra vào nhưng chưa được nhiều người tiêu dùng quan tâm

Theo đánh giá của Giáo sư Võ Tòng Xuân, các sản phẩm OCOP hiện chưa được phổ biến rộng rãi, thị trường còn hẹp. Bộ NNPTNT và Bộ Công thương cần liên kết các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP với các thị trường, đặc biệt cần đẩy mạnh phân phối sản phẩm OCOP trên kênh thương mại điện tử.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất sản phẩm OCOP còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa rành việc đưa sản phẩm lên mạng bán. Do đó, cần thiết có một trung tâm liên kết điều phối để hướng dẫn, kết nối và xây dựng website chuyên nghiệp. Mỗi tỉnh thành có sản phẩm OCOP gì thì đưa lên website của trung tâm liên kết điều phối, như vậy 63 tỉnh thành đều có sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá, phân phối rộng khắp cả nước.

Giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn chứng Cà Mau có sản phẩm khô cá sặc, khô cá lóc rất ngon, nếu đưa lên website quảng bá thì sản phẩm này có thể đến được với người tiêu dùng ở vùng cao. Ngược lại, Cao Bằng cũng có nhiều sản phẩm ngon như thịt xông khói, miến dong… sẽ được phân phối ngược lại đến Cà Mau thông qua kênh này.

Về phía nhà sản xuất, khi đã có sản phẩm OCOP thì phải không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm ổn định. Đồng thời, nhà sản xuất phải tính toán thế nào để giá thành sản phẩm OCOP hợp lý, thấp nhất có thể thì mới dễ tiếp cận được người tiêu dùng; bán giá cao quá người tiêu dùng sẽ không mua. Giáo sư Xuân cho rằng, khi sản phẩm OCOP được tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa thì có khả năng xuất khẩu cao.

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.6648841a-noh-ueihn-coud-nab-poco-mahp-nas-puig-eht-auhc-iht-ueis/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Siêu thị chưa thể giúp sản phẩm OCOP bán được nhiều hơn ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools