Án Nước ngoài:
Sàm sỡ người đáng tuổi cháu mình
Đài MBC mới đưa tin, một diễn viên có thâm niên trong ngành nghệ thuật họ Song bị cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ vì cáo buộc tấn công tình dục một nữ sinh 20 tuổi. Người đàn ông này được cho là đã lợi dụng chức quyền để xâm hại nữ sinh đáng tuổi cháu gái mình.
Vụ việc nam diễn viên họ Song tấn công tình dục nữ sinh 20 tuổi gây chấn động mạng xã hội Hàn Quốc.
Trước đó hồi tháng Tư, nam diễn viên 86 tuổi bị đồn cảnh sát Danwon ở Ansan, tỉnh Gyeonggi điều tra với tội danh hôn và động chạm một nữ sinh ở độ tuổi 20 nhiều lần trong phòng thí nghiệm tại trường học.
Đài MBC Hàn Quốc cũng phát một phóng sự ghi lại lời chia sẻ của nạn nhân trong vụ việc. Trong bản ghi âm được công bố, nữ sinh này cho biết ông Song có nhiều câu nói gạ gẫm, khiếm nhã dù cô không đồng ý và van xin người đàn ông này.
Khi Song thực hiện hành vi quấy rối, nữ sinh 20 tuổi đã nhiều lần từ chối, nói rằng: "Xin đừng làm vậy. Tôi không thích điều đó". Tuy nhiên, diễn viên họ Song nói: "Em rất xinh đẹp, trông giống một phụ nữ trưởng thành chứ không giống một học sinh".
Người này còn nói nhiều câu gạ gẫm: "Dựa vào cổ tôi đi. Hãy nghĩ người yêu em đang làm gì đó cho em".
Nhiều người sốc sau khi nghe lời khai của nạn nhân trong vụ việc.
Một ngày sau khi xảy ra sự việc, nạn nhân đã báo cáo hành vi của tên Song với nhà trường và cảnh sát. Ngay lập tức, nhà trường mở một hội đồng kỷ luật và sa thải ông Song - một nhân viên hợp đồng.
Cảnh sát Hàn Quốc cũng cho biết, người đàn ông họ Song đã gọi điện cho nạn nhân 7 lần trong 1 tháng. Họ nhận định đây là tội phạm nghiêm trọng nên quyết định bắt giữ người đàn ông này.
Vụ việc gây chấn động làng giải trí Hàn Quốc. Người đàn ông 86 tuổi từng là nhà thiết kế sân khấu, diễn viên.
Vụ việc cũng khiến dân mạng Hàn Quốc phẫn nộ. Từ khóa tìm kiếm danh tính nam diễn viên họ Song cũng lên top tìm kiếm. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa công bố danh tính cụ thể của người đàn ông trong vụ việc. Cảnh sát Hàn Quốc cho biết, diễn viên họ Song sẽ sớm ra tòa.
Luật Việt Nam:
Sàm sỡ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 20 Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định như sau: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được cụ thể hóa tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Từ những quy định trên có thể thấy, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của con người và được pháp luật bảo vệ. Trong khi đó, sàm sỡ người khác được hiểu là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ nhằm mục đích quấy rối tình dục.
Do đó có thể hiểu sàm sỡ chính là việc cá nhân vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác, chính vì vậy sàm sỡ được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi sàm sỡ người khác có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương; c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh; d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục; e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép....
Như vậy, với hành vi sàm sỡ nữ sinh 20 tuổi, người đàn ông 86 tuổi có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời phải buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp khác.
Vậy sàm sỡ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về hành vi sàm sỡ người khác có bị truy cứu trách nhiệm hay không.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác thì có thể truy cứu người có hành vi sàm sỡ người khác với tội Làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Về khung hình phạt áp dụng cho tội Làm nhục người khác như sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người có hành vi phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ánh Dương (Thực hiện)