vĐồng tin tức tài chính 365

Điền kinh Việt Nam có đội hình mạnh mẽ ở giải châu Á

2023-07-12 06:18
Tổ tiếp sức 4x400m nữ Hoàng Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngọc có khả năng tranh chấp huy chương tại Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 - Ảnh: NAM TRẦN

Tổ tiếp sức 4x400m nữ Hoàng Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngọc có khả năng tranh chấp huy chương tại Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 - Ảnh: NAM TRẦN

Trong lịch sử 50 năm Giải vô địch điền kinh châu Á, đội tuyển điền kinh Việt Nam có thành tích khá khiêm tốn. Một phần vì đây không phải giải đấu trọng điểm như ở đấu trường Asiad, Olympic.

Các đội tuyển mạnh ở châu lục như Trung Quốc và Nhật Bản. Họ thường xem đây là giải tập huấn, tạo đà cho các giải đấu quan trọng hơn.

Đơn cử như tại Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 lần này, nhiều vận động viên hàng đầu châu Á sẽ không tham dự. Vì vào tháng 8 sẽ có Giải vô địch điền kinh thế giới tại Hungary và tháng 9 sẽ là Asiad 19 tại Trung Quốc. 

Điền kinh Việt Nam "làm mới" thông số

Lãnh đạo và một số HLV tuyển điền kinh Việt Nam đều cho biết Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 chủ yếu để kiểm tra phong độ của các vận động viên, tính toán điểm rơi cho Asiad 19. "Nếu nói thành tích thì các vận động viên chỉ cần vượt qua chính mình là được", một HLV cự ly ngắn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Nhưng nếu xét đến các thông số tốt nhất của điền kinh Việt Nam trong lịch sử Giải vô địch điền kinh châu Á, dàn vận động viên hiện tại có thể xem đó như cột mốc, tạo động lực "làm mới" thông số cho điền kinh Việt Nam. Và điều này nằm trong khả năng của nhiều vận động viên tham dự giải lần này, nếu lấy thành tích ở SEA Games 32 để so sánh.

Nguyễn Thị Oanh (phải) khả năng sẽ tập trung cho cự ly 1.500m và nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật, trong khi Phạm Hồng Lệ có sở trường cự ly 5.000m và 10.000m - Ảnh: NAM TRẦN

Nguyễn Thị Oanh (phải) khả năng sẽ tập trung cho cự ly 1.500m và nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật, trong khi Phạm Hồng Lệ có sở trường cự ly 5.000m và 10.000m - Ảnh: NAM TRẦN

Đầu tiên ở các nội dung cự ly ngắn. Trên đường chạy 100m nam, thông số tốt nhất đang được ghi nhận thuộc về cựu vận động viên Nguyễn Đình Minh với 10,9 giây lập năm 1993. Và  cự ly 200m nam thuộc về cựu vận động viên Nguyễn Thanh Hải với 21,97 giây lập năm 2002.

So sánh với Ngần Ngọc Nghĩa tham dự giải lần này. Thành tích của anh ở SEA Games 32: 100m đạt 10,46 giây, 200m đạt 20,84 giây. Hai thông số này của Nghĩa đều vượt trội so với các đàn anh.

Đối với nữ, trên đường chạy 100m, tài năng trẻ Trần Thị Nhi Yến chưa thể so sánh với huyền thoại Vũ Thị Hương - người từng giành 2 huy chương bạc với thành tích tốt nhất là 11,33 giây ở giải năm 2009.

Nhưng ở cự ly 200m, Nhi Yến đã đạt thông số 23,54 giây, nhanh hơn so với đàn chị từng giành huy chương bạc năm 2009 với thành tích 23,61 giây. 

Trên đường chạy cự ly trung bình, Lương Đức Phước đã đạt thông số 1 phút 53,08 giây ở cự ly 800m và 3 phút 59,31 giây ở cự ly 1.500m.

Thánh tích này vượt qua đàn anh Nguyễn Ngọc Hoàng (800m, 1 phút 54,63 giây lập năm 1991), Lê Hoài Phương (1.500m, 4 phút 09,52 giây lập năm 2015).

Nguyễn Thị Oanh "chạy nhanh nghỉ sớm" giành HCV cự ly 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật trong 30 phút - Nguồn: VTV Sports

Cự ly trung bình nữ, nổi bật nhất vẫn là Nguyễn Thị Oanh. Cô đã đạt thông số 4 phút 16,85 giây ở cự ly 1.500m, tốt hơn so với đàn chị Trương Thanh Hằng - 4 phút 18,40 giây lập năm 2011.

Ở nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật, Nguyễn Thị Oanh gặp bất lợi về thời gian thi đấu cách nhau chỉ 30 phút ở SEA Games 32. Vì thế thông số sẽ được lấy ở kỳ SEA Games 31 và cũng là kỳ mà Oanh lập kỷ lục với thành tích 9 phút 52,44 giây để so với đàn chị Nguyễn Thị Phương - 10 phút 14,94 giây, giành huy chương đồng năm 2011.

Nếu lấy thêm thành tích ở SEA Games 30, kỳ đại hội mà Nguyễn Thị Oanh cũng bất lợi về lịch thi đấu hai nội dung/ngày thì thông số là 10 phút 00,02 giây.

Ở nội dung tiếp sức 4x400m nữ, tổ Hoàng Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngọc đã đạt thành tích 3 phút 33,05 giây.

Thông số chỉ nhỉnh hơn tích tắc so với tổ Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan, Hoàng Thị Ngọc, Nguyễn Thị Huyền đạt thành tích 3 phút 33,22 giây - giành huy chương vàng tại giải năm 2017.

Ở nội dung nhảy xa nam, Nguyễn Tiến Trọng đã đạt thành tích 7,66m, nhỉnh hơn so với đàn anh Nguyễn Văn Mùa - 7,39m lập năm 2011.

Nội dung nhảy 3 bước nữ, VĐV trẻ Nguyễn Thị Hường đã đạt thành tích 13,46m, nhỉnh hơn một chút so với đàn chị Phạm Thị Thu Lan lập vào năm 2002.

Các phần thi của Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Hằng, Lương Đức Phước và Phạm Thị Huệ tại Giải điền kinh Đài Loan mở rộng 2023 diễn ra vào cuối tháng 5 - TH: HOÀNG TÙNG - Nguồn: ELTASPORTSHD

Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 bắt đầu từ ngày 12 và kết thúc vào ngày 16-7. Giải diễn ra trên sân vận động Suphachalasai, Bangkok, Thái Lan.

Các vận động viên đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á sẽ tranh tài ở 45 nội dung.

20 vận động viên tuyển điền kinh Việt Nam tham dự giải đều là những vận động viên trọng điểm ở các nội dung thi đấu, đã giành huy chương tại các kỳ SEA Games và một số đang nắm giữ kỷ lục quốc gia.

Lịch thi đấu Giải vô địch điền kinh châu Á 2023Lịch thi đấu Giải vô địch điền kinh châu Á 2023

Tuổi Trẻ Online gửi đến bạn đọc lịch thi đấu của đội tuyển điền kinh Việt Nam ở Giải vô địch điền kinh châu Á 2023, diễn ra từ ngày 12 đến 16-7 tại Thái Lan.

Xem thêm: mth.88044554021703202-a-uahc-iaig-o-em-hnam-hnih-iod-oc-man-teiv-hnik-neid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điền kinh Việt Nam có đội hình mạnh mẽ ở giải châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools