vĐồng tin tức tài chính 365

‘Chốt' phương án sáp nhập huyện, xã, hơn 46.000 cán bộ dôi dư

2023-07-12 18:26
Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Những xã, huyện nào thuộc diện sắp xếp

Chiều 12-7, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết 100% thông qua về nguyên tắc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên thảo luận.

Lấy ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự thảo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành.

“Cố gắng trong vòng 1 tuần, nếu được thứ tư tuần sau Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành và có hiệu lực từ ngày ký để tạo điều kiện cho Chính phủ, địa phương triển khai thực hiện”, ông Định nói.

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc diện phải sáp nhập từ đây đến năm 2025 là những nơi có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số dưới 70% quy định.

Cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% quy định; cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 20% và dân số dưới 300% quy định.

Tờ trình thông tin riêng giai đoạn 2023-2025, dự kiến cả nước có khoảng 33 đơn vị hành chính cấp huyện và khoảng 1.327 cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Con số này chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.

Đến năm 2030, các tỉnh, thành hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã còn lại có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số dưới 100% quy định.

Cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 30% và dân số dưới 200% quy định; cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 30% và dân số dưới 300% quy định.

Kinh phí thực hiện sắp xếp của tỉnh, thành do ngân sách địa phương bảo đảm. Đồng thời, ngân sách trung ương hỗ trợ một lần khoảng 1.323 tỉ đồng cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách.

Với định mức 20 tỉ đồng cho mỗi cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi cấp xã giảm khi sắp xếp giai đoạn 2023-2030.

Liên quan việc sắp xếp tổ chức bộ máy, số lượng lãnh đạo, cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư do thực hiện sắp xếp, dự thảo nghị quyết quy định thời điểm tạm dừng bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Đồng thời, dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức nơi sắp xếp kể từ ngày UBND cấp tỉnh trình Chính phủ đề án sắp xếp cấp huyện, xã.

Việc này nhằm bảo đảm các địa phương có thời gian rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Hơn 46.000 cán bộ huyện, xã dôi dư sau sáp nhập

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành nhưng nhiều ý kiến nhận định việc sắp xếp cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2030 đặt ra không ít thách thức, do số lượng thuộc diện bắt buộc sắp xếp lớn hơn nhiều so với giai đoạn 2019-2021.

Liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy và áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, cơ quan thẩm tra cho rằng các quy định trong dự thảo đã thể hiện đúng tinh thần kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp thứ 23 và kiến nghị của nhiều địa phương.

Cụ thể, có ưu tiên nguồn lực, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp lý, đặc thù cho các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp; không cắt giảm ngay, đồng loạt các chính sách ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ đặc thù áp dụng với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở đơn vị hành chính sau sắp xếp…

Giải trình làm rõ một số nội dung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay vừa qua Bộ Nội vụ làm việc 63 tỉnh thành, rà soát và đưa ra phương án dự kiến sắp xếp 33 huyện, 1.327 xã.

Trong đó có khoảng 16 đơn vị cấp huyện ở đô thị và 400 đơn vị cấp xã ở đô thị phải sắp xếp. Từ đó, Bộ Nội vụ cũng tính toán dự kiến số cán bộ công chức dôi dư tương ứng.

Theo đó, số cán bộ lãnh đạo cấp huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người, cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

Dự kiến dành hơn 1.300 tỉ đồng để sáp nhập gần 1.400 huyện, xãDự kiến dành hơn 1.300 tỉ đồng để sáp nhập gần 1.400 huyện, xã

Tờ trình Chính phủ dẫn báo cáo 63 địa phương cho thấy giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến cả nước có khoảng 33 huyện, khoảng 1.327 xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập.

Xem thêm: mth.25713727121703202-ud-iod-ob-nac-000-64-noh-ax-neyuh-pahn-pas-na-gnouhp-tohc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Chốt' phương án sáp nhập huyện, xã, hơn 46.000 cán bộ dôi dư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools