vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Lãi suất cho vay có khả năng giảm thêm 1-1,5% từ cuối quý III

2023-07-12 19:26

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 12/7 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm trở lại đúng 50.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,60 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,1 USD lên 1.932,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nới đà đi lên và chạm gần 1.940 USD trước khi hạ nhiệt nhẹ về dưới 1.935 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,50 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.772 đồng/USD, giảm 15 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.510 – 23.850 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 30.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,16 USD (+0,21%), lên 74,99 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,10 USD (+0,13%), lên 79,48 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ

Sau khi mở cửa tích cực, thị trường đã dần chịu áp lực và đã lùi về dưới tham chiếu ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, lực đỡ từ các mã trụ đã kéo chỉ số VN-Index trở lại, nhưng không thể bứt lên mà chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu và bất ngờ có nhịp tăng nhẹ, đủ giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 17,58 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 461,72 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/7: VN-Index tăng nhẹ 2,43 điểm (+0,21%), lên 1.154,2 điểm; HNX-Index giảm 0,34 điểm (-0,15%), xuống 228,88 điểm; UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,11%), lên 85,91 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng điểm vào thứ Ba (11/7), được hỗ trợ bởi sự lạc quan trước các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, cũng như JPMorgan và các cổ phiếu tài chính khác khởi sắc trước thềm báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối tuần này.

Các chỉ số quan trọng được giới đầu tư quan tâm là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào thứ Năm.

Thị trường phiên này còn được hỗ trợ bởi cổ phiếu JPMorgan Chase &Co tăng 1,6%, sau khi Jefferies nâng cấp cổ phiếu lên "mua" trước khi ngân hàng này báo cáo kết quả kinh doanh vào thứ Sáu.

Kết thúc phiên 11/7, chỉ số Dow Jones tăng 317,02 điểm (+0,93%), lên 34.261,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,73 điểm (+0,67%), lên 4.439,26 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 75,22 điểm (+0,55%), lên 13.760,70 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, khi đồng yên mạnh hơn đã gây áp lực đến thị trường, mặc dù triển vọng về một thương vụ spin off tiềm năng của SoftBank đã giúp hạn chế đà đi xuống của thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225giảm 0,81% xuống 31.943,93 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,67% xuống 2.221,48 điểm.

Đồng yên và cổ phiếu thường di chuyển ngược chiều nhau, vì đồng tiền mạnh hơn làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và cũng khiến cổ phiếu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài.

Đồng yên tăng khoảng 0,6% lên 139,50 mỗi USD và đã tăng gần 4% trong bốn ngày giao dịch khi rất nhiều vị thế bán đã bị đảo ngược."

Thông tin đáng chú ý là việc Reuters đưa tin Tập đoàn công nghệ SoftBank và công ty con internet Z Holdings đang cân nhắc niêm yết tại Mỹ cho bộ phận kinh doanh thanh toán, nâng cổ phiếu của họ và hạn chế tổn thất trong chỉ số chuẩn. Cổ phiếu của Z Holdings tăng 5,6% và SoftBank tăng 2,1%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng với kỳ vọng vào một gói kích thích lớn hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,78% xuống 3.196,13 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,67% xuống 3.843,44 điểm.

Các khoản cho vay mới trong các ngân hàng của Trung Quốc đã tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 6 so với tháng trước, được hỗ trợ bởi những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của BofA Securities lưu ý rằng, họ nghi ngờ việc chỉ mở rộng nguồn cung tín dụng sẽ có hiệu quả trong việc nâng cao đà tăng trưởng kinh tế vào thời điểm niềm tin của cả hộ gia đình và khu vực tư nhân vẫn còn yếu.

"Theo quan điểm của chúng tôi, rủi ro suy giảm đối với tăng trưởng đòi hỏi các biện pháp nới lỏng kịp thời và hiệu quả hơn để thúc đẩy nhu cầu trong nước", họ nói.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, do đồn đoán Trung Quốc sẽ tăng cường kích thích tài khóa và nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục nâng bước.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,08% lên 18.860,95 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,3% lên 6.377,99 điểm.

Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng, sau khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết rằng họ đã đến thăm các công ty bao gồm Alibaba, Tencent và Meituan gần đây và ca ngợi vai trò hàng đầu của các công ty này.

Chỉ số công nghệ theo đó tăng 2%, với Alibaba Group Holding tăng 1,2%, Tencent tăng 1,9% và Meituan tiến 4,3%, JD.com tăng 1,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI tháng 6 Mỹ sẽ công bố vào cuối ngày, với hy vọng lạm phát sẽ chậm lại.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 12,23 điểm, tương đương 0,48% lên 2.574,72 điểm.

Phiên này, các cổ phiếu lớn như Nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,56% và SK Hynix tăng 1,76%, nhưng nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 2,91%.

Hyundai Motor mất 1,69% khi các công nhân nghiệp đoàn lên kế hoạch tổ chức một cuộc đình công kéo dài bốn giờ tại các nhà máy của họ ở Hàn Quốc. Nhà sản xuất ô tô anh em là Kia Corp giảm 0,11%.

LG Electronics tăng 1,43% sau khi công bố chiến lược nhắm mục tiêu doanh thu 100 nghìn tỷ won (77 tỷ USD) vào năm 2030 và lên kế hoạch đầu tư khoảng 50 nghìn tỷ won.

Kết thúc phiên 12/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 259,64 điểm (-0,81%), xuống 31.943,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,23 điểm (-0,78%), xuống 3.196,13 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 201,12 điểm (+1,08%), lên 18.860,95 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 12,23 điểm (+0,48%), lên 2.574,72 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngành ngân hàng "nóng” nhân sự cấp cao

Các ngân hàng liên tục phải cập nhật chiến lược để theo kịp sự thay đổi trong chính sách quản lý nhà nước, nhu cầu đa dạng của các phân khúc khách hàng. Những thay đổi chiến lược chỉ hiện thực hóa được nếu có một đội ngũ nhân tài phù hợp..>> Chi tiết

- Mùa đại hội cổ đông thường niên chưa có… hồi kết

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty cổ phần phải tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Tuy vậy, tới thời điểm này, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức được đại hội..>> Chi tiết

- Cổ phiếu ngành gạo hấp dẫn nhà đầu tư

Gạo thuộc nhóm xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023. Nhu cầu và giá gạo vẫn đang có xu hướng tăng..>> Chi tiết

- Chuyên gia Maybank dự báo xu hướng lãi suất cho vay giảm đáng kể từ cuối quý III/2023, “gọi tên” 6 cổ phiếu

Theo ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích CTCK Maybank Investment bank (MSVN), lãi suất cho vay cần và có khả năng giảm thêm 1-1,5% từ cuối quý III/2023 khi việc giảm mạnh lãi suất huy động (từ tháng 5/2023) có hiệu lực..>> Chi tiết

- Nomura: Các ngân hàng trung ương ở châu Á có thể sớm tách khỏi chu kỳ tăng lãi suất của Fed

Theo Nomura, các ngân hàng trung ương ở châu Á có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.226523tsop-iii-yuq-iouc-ut-51-1-meht-maig-gnan-ahk-oc-yav-ohc-taus-ial-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Thị trường tài chính 24h: Lãi suất cho vay có khả năng giảm thêm 1-1,5% từ cuối quý III”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools