vĐồng tin tức tài chính 365

Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ

2023-07-13 04:04
Toàn cảnh Hội nghị.


Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác thực hiện Đề án 06 của Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2023. 

Dưới sự điều hành tham luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tô Lâm và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các đại biểu đã tập trung đánh giá những thuận lợi và khó khăn,  vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 với những nội dung như: Khai thác dữ liệu dân cư phục vụ xét ưu tiên liên quan đến nơi cư trú cho thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông xét tuyển đại học, cao đẳng và thí sinh tham dự tuyển sinh đầu cấp với các trường phổ thông dân tộc nội trú năm 2023; Xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác thực chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử; giải pháp đảm bảo hoạt động của Cổng dịch vụ công Quốc gia và Mô hình chuyển đổi số của các địa phương…

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trình bày Báo cáo tại Hội nghị.


Khẳng định về vai trò của hạ tầng số trong chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, điều này phải được ưu tiên, hiện đại hóa, đi trước một bước như triển khai hạ tầng 5G và điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số, tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chuyển đổi số phải dựa trên những nền tảng số của Việt Nam và gợi mở những định hướng xây dựng, phát triển về công nghệ, AI, trợ lý ảo. 

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định: Năm 2023 là năm hành động, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác và sử dụng dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 13 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương. Tuy nhiên, nhiều kết nối mới chỉ là “vật lý”, dữ liệu trao đổi chưa có, hoặc đã có nhưng chưa chính xác. Bên cạnh đó, việc triển khai số hóa của các bộ, ngành, địa phương còn chậm, chất lượng chưa bảo đảm. Từ kinh nghiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an cho thấy việc xây dựng và tạo lập dữ liệu là vấn đề rất khó khăn, duy trì thường xuyên dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống” lại càng khó khăn hơn nữa. Do đó, nếu không có quyết tâm chính trị cao trong chỉ đạo tạo lập và nuôi sống dữ liệu thì khó có thể thực hiện được.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị.


Bộ trưởng Tô Lâm đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao người đứng đầu các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia. Đẩy mạnh việc ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính, số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung để cắt giảm các thủ tục hành chính, không để người dân phải khai báo thông tin nhiều lần; thống nhất thực hiện tạo lập dữ liệu tư pháp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi cho người dân.

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định 422 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, đã cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, còn 18 dịch vụ công theo Quyết định 422 của Thủ tướng Chính phủ chưa hoàn thành cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Bộ trưởng Tô Lâm đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo người đứng đầu các đơn vị bám sát lộ trình đề ra tại Quyết định 422, khẩn trương hoàn thành, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử. Đồng thời, lựa chọn các dịch vụ công thiết thực, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp để tập trung các điều kiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, bảo đảm chất lượng thực chất các dịch vụ công để người dân và doanh nghiệp hưởng ứng thực hiện.

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị.


Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, việc công bố 02 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí" chính thức triển khai trên toàn quốc từ 10/7/2023, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến, tập huấn cho các bộ, ngành, địa phương. Do đó, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND 63 địa phương chỉ đạo tập trung tổ chức triển khai, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, đòi hỏi khách quan, mang tính toàn dân, toàn diện, tổng thể, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, vượt qua rào cản, điểm nghẽn, tư duy bảo thủ và tạo ra đột phá để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, quốc gia. 

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị.


Đối với nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06. 

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương sớm triển khai xây dựng hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá công tác chuyển đổi số quốc gia ở cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và địa phương.

Đồng thời, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ sớm triển khai xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá, đôn đốc việc triển khai liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để mang lại lợi ích cho người dân, truyền cảm hứng cho nhân dân thực hiện chuyển đổi số. 

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan theo hướng đẩy mạnh sử dụng, phát triển nền tảng định danh điện tử VneID. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công an tập trung triển khai các giải pháp về đồng bộ dữ liệu thuế, sử dụng Căn cước công dân, định danh điện tử là mã số thuế và định danh trong các giao dịch điện tử để nâng cao hiệu quả thu thuế, phấn đấu thu đúng, thu đủ, kịp thời. Phấn đấu 100% cơ sở kinh doanh kết nối hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vào hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như: kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại… 

Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã tham dự buổi triễn lãm giới thiệu các mô hình chuyển đổi số.

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm:


 

 

 

 
 

Xem thêm: 79653=DImetI?lmth.2-ob-auc-gnod-taoh-nit/na-gnoc-gnoul-cul-auc-gnod-taoh/neik-us-cut-nit/nv.vog.nagnocob

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools