vĐồng tin tức tài chính 365

ASEAN, Trung Quốc hoàn tất vòng đọc thứ hai COC trên Biển Đông

2023-07-13 19:39
Hội nghị ASEAN+1 giữa các ngoại trưởng ASEAN với lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Hội nghị ASEAN+1 giữa các ngoại trưởng ASEAN với lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Các đánh giá được nêu ra trong Hội nghị ASEAN+1 giữa ASEAN với Trung Quốc tại Jakarta (Indonesia) ngày 13-7.

Đàm phán COC có "tiến triển"

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị dự hội nghị với ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vắng mặt vì vấn đề sức khỏe.

Ông Vương Nghị là gương mặt quen thuộc với các ngoại trưởng ASEAN, với gần 10 năm làm ngoại trưởng Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao, tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc, các nước hoan nghênh tiến triển trong đàm phán nâng cấp Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA).

Các bên cũng hài lòng ghi nhận tiến triển trong đàm phán COC ở Biển Đông. Trong đó có việc kết thúc vòng đọc văn kiện lần thứ hai và thông qua tài liệu hướng dẫn thúc đẩy sớm hoàn tất COC thực chất và hiệu quả. 

Hiện Myanmar đang giữ vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc (2021 - 2024). Tuy nhiên do các diễn biến phức tạp tại Myanmar và dịch COVID-19, quá trình đàm phán COC đã đối mặt với một số khó khăn.

Hồi tháng 11-2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi đó là bà Lê Thị Thu Hằng cho biết ASEAN và Trung Quốc "đang tiến hành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo COC".

COC được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy hòa bình, trật tự và ổn định trên Biển Đông, thay cho Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) đạt được năm 2002. 

Hai bên nhất trí lấy năm 2024 là Năm giao lưu nhân dân ASEAN - Trung Quốc, thúc đẩy hữu nghị, hiểu biết và kết nối văn hóa giữa người dân các nước.

Loạt cuộc họp ASEAN+1 

Hội nghị ASEAN+3 giữa ASEAN với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Hội nghị ASEAN+3 giữa ASEAN với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Ngày 13-7 là một ngày bận rộn của ngoại trưởng các nước ASEAN. Theo Bộ Ngoại giao, trong cùng một ngày, các ngoại trưởng đã lần lượt gặp lãnh đạo ngoại giao 9 nước đối tác của ASEAN trong các hội nghị ASEAN+1. Hội nghị ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) cũng diễn ra cùng ngày.

Các cuộc họp nhằm kiểm điểm hợp tác thời gian qua và đề ra định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Chẳng hạn Hội nghị ASEAN - New Zealand đã thông qua tuyên bố hợp tác chung về Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với Ấn Độ, hai bên thông qua phụ lục Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập cuối năm 2022.

Hội nghị ASEAN - Nga nhất trí thông qua tuyên bố chung kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược. Trong đó cam kết đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thiết thực, nhất là trên những lĩnh vực Nga có thế mạnh và ASEAN có nhu cầu.

ASEAN - Úc thì nhất trí tăng cường hợp tác hướng tới phát triển bền vững, ủng hộ tổ chức Đối thoại cấp cao ASEAN - Úc về biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng do Lào, Úc và Việt Nam đồng chủ trì vào cuối năm nay tại Việt Nam.

Chia sẻ ý kiến các nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường và các nỗ lực chung của ASEAN về Biển Đông, và các vấn đề quốc tế, khu vực khác.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi các đối tác chung tay cùng ASEAN tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đề nghị Trung Quốc mở rộng cửa cho hàng hóa Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (trái) gặp ông Vương Nghị ngày 13-7 - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (trái) gặp ông Vương Nghị ngày 13-7 - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Nhân dịp cùng dự chuỗi hội nghị ngoại trưởng ASEAN và các hội nghị liên quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp ông Vương Nghị.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các mặt hàng của Việt Nam, nhất là nông thủy sản và hoa quả.

Ông cũng đề nghị phối hợp duy trì thông quan thông suốt trong bối cảnh nông sản Việt Nam đang vào cao điểm thu hoạch. Đề nghị Trung Quốc nâng hạn ngạch hàng hóa Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba.

Ngoài ra, cần tăng cường kết nối giao thông, cửa khẩu và đẩy nhanh việc triển khai một số dự án hợp tác giữa hai nước. 

Hai bên cũng cần phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, đẩy nhanh tiến độ mở mới, nâng cấp các cặp cửa khẩu đã thống nhất, sớm đưa khu du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) vào vận hành thí điểm.

Đánh giá cao các đề xuất hợp tác của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, ông Vương Nghị đề nghị hai bên phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Tăng cường kết nối chất lượng cao giữa Sáng kiến "Vành đai, Con đường" với Khuôn khổ "Hai hàng lang, một vành đai". Ông cũng khẳng định sẽ tạo thuận lợi để Việt Nam tận dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn hỗ trợ của Trung Quốc.

Hai bên nhất trí sẽ thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển. Cùng thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC. Và cùng các nước ASEAN phấn đấu sớm đạt COC thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế. 

Hai bên cũng thống nhất sẽ phát huy vai trò của các cơ chế song phương trong các vấn đề biên giới lãnh thổ, lãnh hải.  

ASEAN trước "bài toán" MyanmarASEAN trước 'bài toán' Myanmar

Các ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ tinh thần đồng thuận trong việc tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Myanmar sau khi có một số diễn biến khiến không ít người đặt câu hỏi về sự đoàn kết của khối.

Xem thêm: mth.78615528131703202-gnod-neib-nert-coc-iah-uht-cod-gnov-tat-naoh-couq-gnurt-naesa/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“ASEAN, Trung Quốc hoàn tất vòng đọc thứ hai COC trên Biển Đông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools