vĐồng tin tức tài chính 365

Trái phiếu bất động sản được hâm nóng, nhiều 'tân binh' xuất hiện

2023-07-16 12:22
Tính đến hết quý 1-2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn khoảng 1,15 triệu tỉ đồng - Ảnh: Tư liệu

Tính đến hết quý 1-2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn khoảng 1,15 triệu tỉ đồng - Ảnh: Tư liệu

Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 6 vừa qua thị trường trái phiếu riêng lẻ ghi nhận nhiều đợt phát hành có giá trị hàng nghìn tỉ đồng.

Giá trị phát hành lớn, lãi suất cao

Trong đó, xây dựng - bất động sản đang là nhóm ngành phát hành nhiều nhất. Ngoài giá trị phát hành lớn, một số đơn vị còn gây chú ý thị trường với mức lãi suất cao.

Như Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 - doanh nghiệp này đã hoàn tất đợt phát hành với giá trị 2.250 tỉ đồng, lãi suất lên tới 14% - gấp đôi lãi suất huy động ở một số ngân hàng hiện nay.

Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty TNHH Đầu tư phát triển Mỹ Khánh hoàn tất phát hành lô trái phiếu với giá trị 2.245 tỉ đồng, lãi suất 14%/năm.

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản TMT cũng đã huy động thành công lô trái phiếu có trị giá 2.015 tỉ đồng, lãi suất 13,75%. Còn Công ty cổ phần Vinam Land có đợt phát hành có giá trị 1.500 tỉ đồng, lãi suất 14%.

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tạm tính đến tháng 6-2023 - Số liệu: VBMA

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tạm tính đến tháng 6-2023 - Số liệu: VBMA

Một số doanh nghiệp khác cũng huy động với mức lãi suất tương đối cao như Công ty cổ phần hàng không Vietjet với lô trái phiếu 300 tỉ đồng, lãi suất 12%; Công ty cổ phần Tập đoàn Taseco với lô trái phiếu 130 tỉ đồng, lãi suất 12%; Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global với lô trái phiếu 40 tỉ đồng, lãi suất 13,7%...

Còn lại nhóm ngân hàng chủ yếu dao động quanh mức lãi suất 6-8%.

Doanh nghiệp "2 tuổi" tăng vốn khủng trước khi phát hành trái phiếu

Trong nhóm các doanh nghiệp phát hành nghìn tỉ trong tháng 6, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản TMT hay Công ty TNHH Đầu tư phát triển Mỹ Khánh đều là những cái tên khá mới trên thị trường.

Trong đó, Công ty Đầu tư phát triển bất động sản TMT mới được thành lập tháng 7-2021, trụ sở ở tòa nhà Riverbank Place, quận 1, TP.HCM. Người đại diện theo pháp luật được cập nhật mới nhất từ ngày 26-6-2023 là ông Nguyễn Thế Nhiên, vốn điều lệ 360 tỉ đồng.

Trước đó, công ty này do ông Trần Anh Vinh làm người đại diện pháp luật, vốn điều lệ 20 tỉ đồng. Tức là trước thời điểm phát hành trái phiếu, doanh nghiệp này có sự thay đổi về người đại diện và tăng vốn lên 18 lần.

Đợt phát hành trái phiếu hôm 30-6 vừa qua là lần đầu tiên doanh nghiệp sử dụng kênh huy động vốn này. Lô trái phiếu có kỳ hạn 84 tháng, mệnh giá 100 triệu đồng/1 trái phiếu.

Công ty TNHH Đầu tư phát triển Mỹ Khánh vừa huy động thành công nghìn tỉ từ trái phiếu cũng có sự thay đổi về người đại diện pháp luật, vốn điều lệ trước thời điểm phát hành.

Cập nhật từ ngày 24-6-2023, người đại diện pháp luật của công ty hiện là ông Trần Kiên, thay cho bà Lê Nguyễn Hồng Diệp.

Số vốn điều lệ của Mỹ Khánh cũng được tăng từ 40 tỉ đồng lên 400 tỉ đồng, gấp 10 lần. Doanh nghiệp này mới được thành lập từ cuối tháng 12-2021.

Cũng là "tân binh" khi lần đầu hút vốn kênh trái phiếu, Công ty TNHH Phát triển kinh doanh Xây dựng 3 là đơn vị có giá trị phát hành lớn nhất trong tháng 6 với 2.250 tỉ đồng.

Doanh nghiệp này thành lập năm 2019, ngành nghề chính là bất động sản. Sau cập nhật thay đổi đăng ký kinh doanh từ ngày 22-6-2023 (thời điểm trước phát hành trái phiếu), Xây dựng 3 có vốn điều lệ tăng lên 252 tỉ đồng.

Bất động sản vẫn hút vốn trái phiếu mạnh nhất

Theo thống kê của VBMA, có 13 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 8.170 tỉ đồng trong tháng 6-2023 và không có đợt phát hành nào ra công chúng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 10,5%/năm, kỳ hạn trung bình là 4,2 năm.

Lũy kế từ đầu năm đến tháng 6, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 42.783 tỷ đồng, với 7 đợt phát hành công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 13% tổng giá trị phát hành) và 35 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 37.262 tỷ đồng (chiếm 87%).

Trong đó, ngành bất động sản phát hành nhiều nhất với 23.315 tỷ đồng (chiếm 54,5%), theo sau là nhóm hàng tiêu dùng (10.545 tỷ đồng, chiếm 24,6%). Trong tháng 6, các doanh nghiệp đã mua lại 31.591 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 6 tháng cuối năm 2023, ước tính sẽ có khoảng 158.500 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn.

Lưu ý đến vấn đề tài sản đảm bảo

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Dũng Khánh - giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng - cho biết, trên thị trường vừa qua nhiều doanh nghiệp để mức lãi suất trái phiếu rất cao.

Theo ông Khánh, sau mấy vụ vi phạm liên quan đến trái phiếu vừa qua, thị trường mất niềm tin, nếu để lãi suất thấp doanh nghiệp sẽ rất khó hấp dẫn, thu hút. Tuy nhiên, ông lưu ý nhà đầu tư cần lưu ý về tài sản đảm bảo.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác cho rằng những gì "xấu nhất của thị trường trái phiếu đã qua đi", thị trường đang dần phục hồi.

"Chủ nợ" lo sốt vó khi "con nợ" phát hành trái phiếu làm ăn bê bết'Chủ nợ' lo sốt vó khi 'con nợ' phát hành trái phiếu làm ăn bê bết

Nhiều trái chủ - 'chủ nợ' không khỏi lo lắng khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu - 'con nợ' làm ăn bết bát, thua lỗ, hay vướng vào vòng lao lý không biết khi nào mới trả được tiền cho mình.

Xem thêm: mth.39381002251703202-neih-taux-hnib-nat-ueihn-gnon-mah-coud-nas-gnod-tab-ueihp-iart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trái phiếu bất động sản được hâm nóng, nhiều 'tân binh' xuất hiện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools