vĐồng tin tức tài chính 365

Ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh

2023-07-16 13:35
Nơi an nghỉ, nhà trưng bày kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh nằm cuối con hẻm ở quận Gò Vấp - Ảnh: HỮU HẠNH

Nơi an nghỉ, nhà trưng bày kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh nằm cuối con hẻm ở quận Gò Vấp - Ảnh: HỮU HẠNH

Nằm ở cuối hẻm 30 đường số 8, quận Gò Vấp, "Hồ Biểu Chánh - An Tất Viên" là nơi an nghỉ của cố nhà văn Hồ Biểu Chánh cùng vợ và các con.

Theo lời ông Trần Quốc Oai, cháu cố đời thứ tư, khu đất được gia đình mua từ năm 1953, ban đầu có diện tích hơn 3.000m2, nhưng sau đó nhỏ lại do con cháu bán đi một vài miếng đất. Đây là nơi mà nhiều nhà văn, giáo sư và sinh viên văn học hay lui tới để tham quan, nghiên cứu.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, sinh năm 1885 tại làng Bình Thành, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Cụ là con thứ năm trong gia đình nghèo làm nông, lúc nhỏ học chữ Nho, sau học chữ Pháp và làm tri huyện trong thời kỳ Pháp thuộc. Trải nghiệm sinh sống và làm việc ở khắp các tỉnh miền Tây giúp ông có hiểu biết và vốn sống phong phú, sinh động về vùng đất này.

Các tác phẩm của nhà văn mang góc nhìn cảm thông với số phận của những người nông dân, tá điền chịu cảnh bất công. Đồng thời nhiều tiểu thuyết đưa ra những góc nhìn sâu sắc, tiến bộ về ái tình, hôn nhân, cũng như quyền được học hành của người phụ nữ. Nhiều quan điểm của ông vẫn có giá trị ý nghĩa đến ngày hôm nay.

Sau năm 1945, nhà văn cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống.

Ông Trần Quốc Oai, chắt của cụ Hồ Biểu Chánh, bên bia mộ của cụ cố. Trên bia có ghi danh sách những tác phẩm nổi bật của cụ khi còn sống và câu đối về cuộc đời cụ.

Ông Trần Quốc Oai, chắt của cụ Hồ Biểu Chánh, bên bia mộ của cụ cố. Trên bia có ghi danh sách những tác phẩm nổi bật của cụ khi còn sống và câu đối về cuộc đời cụ.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh mất năm 1958 tại Gò Vấp. Một năm sau, vợ nhà văn - bà Đào Thị Nhự - qua đời. Mộ bà được sắp xếp bên cạnh mộ chồng. An Tất Viên là tên được đặt theo ý nguyện của cố nhà văn.

Công việc chăm chút An Tất Viên đã có từ thời của bà Hồ Văn Vân Anh, con gái của cụ Hồ Biểu Chánh, bà ngoại của ông Oai. Ông Oai cùng vợ mình bắt đầu chăm chút cho An Tất Viên từ năm 2004. Công việc của họ gồm quét tước, rửa bia mộ và giữ gìn khu trưng bày.

Xung quanh mộ cố nhà văn là cây nguyệt quế trăm tuổi - do hồi còn sống cụ thích loài hoa này. Mỗi lần hoa nở rụng trắng ngợp sân.

Xung quanh mộ cố nhà văn là cây nguyệt quế trăm tuổi - do hồi còn sống cụ thích loài hoa này. Mỗi lần hoa nở rụng trắng ngợp sân.

Khu lưu trữ gia phả, hình ảnh gia đình và các tác phẩm văn học của cố nhà văn Hồ Biểu Chánh. Con số 2003 màu đỏ là mốc thời gian mà bà Hồ Văn Vân Anh - người con thứ năm của cụ Chánh khi ấy còn sống lập nên.

Khu lưu trữ gia phả, hình ảnh gia đình và các tác phẩm văn học của cố nhà văn Hồ Biểu Chánh. Con số 2003 màu đỏ là mốc thời gian mà bà Hồ Văn Vân Anh - người con thứ năm của cụ Chánh khi ấy còn sống lập nên.

Khách đến tham quan có thể thắp hương ở mộ phần và trong khu trưng bày. Đây cũng là nơi tiếp khách của gia đình họ Hồ, và là nơi những người làm văn chương ngồi nán lại để nghiên cứu, trao đổi các tác phẩm của cụ Hồ Biểu Chánh.

Ảnh chụp cụ Hồ Biểu Chánh được bà Hồ Văn Vân Anh - người con thứ năm của cụ để lại.

Ảnh chụp cụ Hồ Biểu Chánh được bà Hồ Văn Vân Anh - người con thứ năm của cụ để lại.

Một buổi sáng ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh - Ảnh 6.

Bên trong phòng trưng bày di sản của cụ Hồ Biểu Chánh

Bên trong phòng trưng bày di sản của cụ Hồ Biểu Chánh

Phòng trưng bày có tượng gỗ, tranh truyền thần và câu đối do họa sĩ Văn Đức, một người bạn của ông Oai vẽ tặng gia đình. Trong tủ kính ngoài tất cả các sách của cụ Hồ Biểu Chánh, một số bản thảo photo của truyện cụ viết, còn có một số sách của các nhà văn Nam Bộ khác như Sơn Nam và những quyển nhật ký của bà Hồ Văn Vân Anh về gia đình.

Lời ngỏ của gia đình cụ Hồ Biểu Chánh với khách tham quan. Thực chất số tác phẩm của cố nhà văn trên 70 quyển, hiện chỉ tái bản khoảng vài chục cuốn. Số còn lại bị thất lạc do chiến tranh, thay đổi chỗ ở.

Lời ngỏ của gia đình cụ Hồ Biểu Chánh với khách tham quan. Thực chất số tác phẩm của cố nhà văn trên 70 quyển, hiện chỉ tái bản khoảng vài chục cuốn. Số còn lại bị thất lạc do chiến tranh, thay đổi chỗ ở.

Hình ảnh bà Hồ Văn Vân Anh dưới khung tranh “Thư gởi con của nhà văn Hồ Biểu Chánh”.

Hình ảnh bà Hồ Văn Vân Anh dưới khung tranh “Thư gởi con của nhà văn Hồ Biểu Chánh”.

Thư gửi con của nhà văn Hồ Biểu Chánh

"Ba nói với các con rằng sự nghiệp của ba còn lại cho các con hiện thời chỉ có một tấm gương thẳng ngay và trong sạch mà thôi. Ba ước mong các con noi theo tấm gương ấy mà lập thân. Theo con mắt của người đời nay… thì tấm gương ấy dường như mất giá. Nhưng nếu con ngó ra xa một chút thì con sẽ thấy phú quí trong tay rực rỡ ít vững bền, còn đạo đức tuy im đềm song vui vẻ".

Những bìa sách đầu tiên của Nhà xuất bản Tổng Hợp Tiền Giang. Họa sĩ Văn Đức đã tìm lại các bìa sách trên Internet rồi vẽ tặng lại gia đình

Những bìa sách đầu tiên của Nhà xuất bản Tổng Hợp Tiền Giang. Họa sĩ Văn Đức đã tìm lại các bìa sách trên Internet rồi vẽ tặng lại gia đình

Những quyển sách đầu tiên của Nhà xuất bản Tiền Giang từ năm 1988, đến nay gia đình không còn giữ. Lúc bà Vân Anh còn sống, họ in sách gởi tặng bà, bà tặng lại hết cho con cháu. Giờ trong phòng chỉ còn lại sách mới được in ấn bởi các nhà xuất bản ở TP.HCM (Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, Nhà xuất bản Phụ Nữ) và một vài bản thảo thất lạc đang chờ được xuất bản.

Ông Oai cũng đã đọc hết sách của cố nhà văn Hồ Biểu Chánh. "Cụ viết hay. Cụ tả hay. Chỉ cần đọc đoạn đầu mình đã mường tượng khung cảnh ở nơi đó liền - ruộng mương, nhà cửa ở miền Nam", ông nhận xét

Họ cũng đã xem hết những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn. "Phim rất hay, đặc biệt là phim của đạo diễn Hồ Ngọc Xum - người đã làm nhiều phim từ truyện của cụ Hồ Biểu Chánh. Hồi xưa khi còn dạng phim video, mỗi đợt quay xong đài truyền hình lại mang những cuốn phim đến tặng gia đình, tặng cho con cháu", ông cho biết.

Giờ các cuộn phim đã mốc và hư hỏng hết. Khách muốn thưởng thức chỉ có thể xem phim trên mạng.

Nơi đây vẫn chờ được Nhà nước xét duyệt di tích lịch sử - văn hóa. Từ hồi bà ngoại ông Oai còn sống, khi tác phẩm đầu tiên ở Tiền Giang đang in năm 1988 thì qua năm 1990 bà bắt đầu làm giấy tờ xin Nhà nước, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận.

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum - Người tìm ngọc trong truyện Hồ Biểu ChánhĐạo diễn Hồ Ngọc Xum - Người tìm ngọc trong truyện Hồ Biểu Chánh

Phải ba lần gặp gỡ, người viết mới có thể hoàn chỉnh những mảnh ghép về đạo diễn Hồ Ngọc Xum trên hành trình 40 năm làm nghề của ông. Trên hành trình ấy, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết cho dòng phim Hồ Biểu Chánh.

Xem thêm: mth.28082211280703202-hnahc-ueib-oh-uc-auc-ihgn-na-ion-neiv-tat-na-maht-ehg/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools