Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 17/7 tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chưa có sự biến động ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,60 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 5,7 USD xuống 1.954,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 1.950 USD nhưng đã bật lên, giằng co nhẹ quanh 1.955 USD trước khi vọt lên gần 1.960 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,81 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.701 đồng/USD, giảm 19 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.460 – 23.800 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 30.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,37 USD (-1,82%), xuống 74,05 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,42 USD (-1,78%), xuống 78,57 USD/thùng.
VN-Index nhích nhẹ
Lực cầu sôi động và lan tỏa các nhóm ngành tiếp tục giúp thị trường giao dịch khởi sắc trong phiên sáng. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản là điểm sáng với hàng loạt mã nóng trở lại đường đua, tăng tốc mạnh về giá cùng giao dịch sôi động.
Tuy nhiên, sự thiếu đồng thuận giữa các nhóm ngành trụ cột khiến thị trường chưa thể tăng tốc. Chỉ số VN-Index chỉ duy trì đà tăng nhẹ nhưng đã xác lập phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp và xác lập đỉnh mới trong năm nay.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 13,9 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 562,34 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/7: VN-Index tăng 4,73 điểm (+0,4%), lên 1.173,13 điểm; HNX-Index tăng 0,76 điểm (+0,33%), lên 230,95 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,6%), lên 86,81 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall phân hóa nhẹ trong phiên thứ Sáu (14/7), khi kết quả lợi nhuận từ một số ngân hàng lớn tích cực đã bù đắp cho lực bán chốt lời sau khi CPI và PPI tháng 6 được công bố trước đó đã kéo thị trường tăng mạnh.
Các ông lớn ngành ngân hàng như JPMorgan Chase nhích 0,6% sau khi công bố lợi nhuận quý vừa qua vượt kỳ vọng Cổ phiếu Wells Fargo mất 0,3%, mặc dù ngân hàng này báo cáo kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi.
Đáng chú ý khác là cổ phiếu UnitedHealth, gã khổng lồ ngành bảo hiểm đã vọt hơn 7% sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận được điều chỉnh tốt hơn kỳ vọng. UnitedHealth cũng đã nâng triển vọng lợi nhuận điều chỉnh cả năm.
Trong tuần, Dow Jones tăng 2,3%, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 2,4% và 3, 3%.
Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Dow Jones tăng 113,89 điểm (+0,33%), lên 34.509,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,62 điểm (-0,10%), xuống 4.505,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 24,87 điểm (-0,18%), xuống 14.113,70 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch Ngày của Biển.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ thấp trong quý II, do nhu cầu suy yếu trong và ngoài nước.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,87% xuống 3.209,63 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,82% xuống 3.867,17 điểm.
GDP của Trung Quốc tăng 6,3% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, tăng tốc từ 4,5% của quý I, nhưng thấp hơn con số dự báo tăng trưởng 7,3%.
Dữ liệu cũng cho thấy doanh số bán bất động sản của Trung Quốc từ tháng 6 đến tháng 5 cho thấy mức giảm hàng tháng lớn nhất trong năm nay, dựa trên doanh số bán hàng theo diện tích sàn, và đầu tư vào bất động sản cũng sụt giảm.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng 3,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 12,7% trong tháng 5. Dữ liệu cũng cho thấy, sản xuất công nghiệp đã tăng 4,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, tăng từ mức tăng 3,5% trong tháng 5.
"Để chống lại những cơn gió ngược tăng trưởng dai dẳng, chúng tôi mong đợi nhiều biện pháp nới lỏng (có mục tiêu) hơn trong những tháng tới, tập trung vào tài khóa, nhà ở và tiêu dùng, mặc dù mức độ kích thích nên nhỏ hơn so với các chu kỳ nới lỏng trước đó", Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý.
Phiên này, hầu hết các ngành đều giảm, với các công ty năng lượng giảm 2,4%, trong khi cổ phiếu ngân hàng và truyền thông mất lần lượt 1,5% và 1,9%.
Mọi con mắt đang đổ dồn vào một cuộc họp Bộ Chính trị nước này dự kiến vào cuối tháng này, khi các nhà lãnh đạo hàng đầu có thể vạch ra lộ trình chính sách cho phần còn lại của năm.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch do cơn bão Talim đang đến gần Thành Phố.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà giao dịch nhận thấy các chỉ số kinh tế của Trung Quốc phần lớn đáng thất vọng.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 9,30 điểm, tương đương 0,35% xuống 2.619,00 điểm.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ yếu ớt trong quý II khi nhu cầu suy yếu trong và ngoài nước, với đà tăng tốc sau hậu COVID chững lại nhanh chóng và gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách trong việc cung cấp thêm các gói kích thích kinh tế mới.
Phiên này, các cổ phiếu lớn như nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,14%, SK Hynix mất 0,68% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,74%.
Trong số các mã lớn khác, Hyundai Motor giảm 2,4% và nhà sản xuất ô tô anh em Kia Corp giảm hơn 2%, các nhà sản xuất dược phẩm sinh học Samsung Biologics và Celltrion giảm lần lượt 1,08% và 1,45%.
Các công ty bảo hiểm nằm trong số những công ty giảm mạnh nhất khi nước này hứng chịu mưa lớn với 40 nạn nhân cho đến nay.
Theo đó, Hyundai Marine and Fire Insurance giảm 3,49% xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, trong khi DB Insurance và Samsung Fire and Marine Insurance giảm lần lượt 2,28% và 1,64%.
Kết thúc phiên 17/7: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 28,07 điểm (-0,87%), xuống 3.209,63 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 9,30 điểm (-0,35%), xuống 2.619,00 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nợ xấu vọt tăng, ngân hàng lo lắng xin bảo vệ “quyền đòi nợ”
Lãnh đạo VPBank cho rằng, người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất và đề nghị cơ quan quản lý có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ..>> Chi tiết
- Một góc nhìn quanh VN-Index tăng mạnh
Có lẽ, nhiều nhà đầu tư bất ngờ trước diễn biến tăng điểm của VN-Index trong thời gian qua, khi chỉ số đi lên liên tục, mức độ điều chỉnh rất ít..>> Chi tiết
- Ngành thép có tín hiệu mới
Cổ phiếu nhóm ngành thép có diễn biến khả quan trong bối cảnh thị trường chung tăng điểm và ngành này có tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư dõi theo kết quả kinh doanh quý II ngành ngân hàng
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung đang tích lũy sau đà tăng ấn tượng nửa đầu năm. Kết quả kinh doanh quý 2 đang là thông tin được cả thị trường chờ đợi và tín hiệu cho thấy sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn..>> Chi tiết
- Đồng USD suy yếu "mang lại hạnh phúc" cho nhiều người
Đồng USD vẫn đang là trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu, vì vậy nhiều loại tài sản, cũng như các nước vay nợ nhiều sẽ được hưởng lợi nếu đồng bạc xanh tiếp tục giảm giá..>> Chi tiết