Ngày 17/7, Nga đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen, khiến thỏa thuận này không thể gia hạn. Điều này làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Ngay lập tức, giá các loại ngũ cốc chủ chốt như lúa mì, ngô và đậu tương đều tăng trước thông tin trên.
Giá lúa mì giao kỳ hạn tăng 3% trong phiên đầu tuần, đạt 0,68 USD mỗi giạ, mức cao nhất kể từ ngày 28/6.
Giá ngô kỳ hạn tăng vọt lên mức cao 0,5 USD/giạ, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tăng lên mức 1,3 USD/giạ.
Việc Nga rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen sẽ khiến nguồn cung lương thực bị ảnh hưởng. Các chuyên gia cho rằng những quốc gia có thu nhập thấp ở châu Phi và Trung Đông có thể sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào lúa mì của Nga - quốc gia chiếm hơn 20% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, khi Ukraine gặp khó khăn hơn trong việc xuất khẩu lương thực qua Biển Đen do thỏa thuận hết hạn.
Theo ông Peter Ceretti từ công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, trong tương lai, việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc sẽ gây thêm áp lực tăng giá lương thực khác, trong bối cảnh hạn hán ở châu Âu và sự khởi đầu của El Nino.
"Các thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc là các quốc gia ở Bắc Phi và khu vực Levant (phía Đông Địa Trung Hải) nhập khẩu khối lượng lớn ngũ cốc từ khu vực Biển Đen", ông Ceretti cho biết.
Từ khi được ký kết vào tháng 7/2022, thỏa thuận này đã giúp Ukraine xuất khẩu hơn 32 triệu tấn lương thực thực phẩm ra 45 quốc gia trên toàn cầu. Chính vì vậy, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã mô tả thỏa thuận này đóng một "vai trò không thể thiếu" trong an ninh lương thực toàn cầu.
Đầu tháng 7, ông Guterres cho biết thỏa thuận "phải tiếp tục" vào thời điểm xung đột, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng, các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng chi trả lương thực, trong khi 258 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở 58 quốc gia trên toàn thế giới.
Carlos Mera, người đứng đầu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại ngân hàng Rabobank (Hà Lan) cho biết, trong khi các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho việc thỏa thuận bị hủy bỏ, việc Nga rút khỏi thỏa thuận là "một đòn giáng" vào thị trường.
Sáng kiến này đã hỗ trợ ổn định giá cả và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trên khắp thế giới đang phát triển.
"Sau động thái của Nga, Ukraine buộc phải xuất khẩu hầu hết các loại ngũ cốc và hạt có dầu của mình qua biên giới đất liền và các cảng sông Danube. Điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển và gây thêm áp lực lên lợi nhuận của nông dân Ukraine. Hiệu ứng dây chuyền của việc này là nó có thể khiến họ trồng ít hơn trong mùa tới, gây thêm áp lực lên nguồn cung trong tương lai", ông Mera phân tích.
VTV.vn - Vượt qua rào cản từ làn sóng trừng phạt của Mỹ và Phương Tây, Nga đã hoàn thành niên vụ 2022 - 2023 với kỳ vọng khối lượng xuất khẩu ngũ cốc có thể đạt gần 60 triệu tấn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.94581254181703202-coc-ugn-nauht-aoht-iohk-tur-agn-ihk-uas-gnat-im-aul-aig/et-hnik/nv.vtv