Đây là nhận định của Ngân hàng HSBC trong báo cáo mới nhất về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Á.
Theo đó, dòng vốn FDI vào châu Á tiếp tục tăng cao hơn với bước nhảy vọt đáng chú ý trong 3 năm qua. Nếu xét tương quan với quy mô của các nền kinh tế, dòng vốn đầu tư hướng nhiều nhất vào Việt Nam, Malaysia, Australia và New Zealand. Trung bình dòng vốn FDI chiếm hơn 2% GDP ở các nước này.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam tiếp tục là thỏi nam châm thu hút vốn FDI. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Với Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là thỏi nam châm thu hút vốn FDI với hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
"Dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được nhìn nhận qua các khoản đầu tư xuyên biên giới vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ ngay tại Việt Nam. Chúng tôi nhìn nhận sự tự tin của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua tổng vốn FDI thực hiện của dự án ước đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Dù dòng vốn này có chậm lại trước những lo ngại về cuộc đua tăng lãi suất các ngân hàng trung ương, chi phí đi vay cao..., nhưng nửa cuối năm sẽ khả quan", bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC, nhận định.
VTV.vn - Theo báo cáo của ngân hàng DBS (Singapore), dòng vốn FDI mới đổ vào lĩnh vực sản xuất năm 2023 của Việt Nam tăng mạnh, bất chấp nhiều khó khăn kinh tế toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.73704332191703202-idf-tuh-uht-ned-meid-al-cut-peit-naesa/et-hnik/nv.vtv