Theo kết quả kinh doanh quý II mới công bố của nhóm ngành chứng khoán, VND với mức lãi sau thuế quý II giảm tới 20% so với cùng kỳ, tương đương 421 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ trọng tài sản lớn nhất thuộc về danh mục trái phiếu gần 9.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên mức giảm lãi này vẫn khiêm tốn so với VPS. Dù công ty này đang đứng số 1 về thị phần môi giới, nhưng lãi trước thuế quý II vẫn giảm tới 60% so với cùng kỳ, chỉ đạt 111 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, không ít công ty chứng khoán nhỏ lại ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực so với cùng kỳ. Mới đây là IVS, với lợi nhuận sau thuế quý II đạt 8,3 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Hay chứng khoán DSC lãi quý II đột biến gần 45 tỷ đồng, so với mức lỗ hơn 4 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022.
Kết quả kinh doanh của nhóm ngành chứng khoán nói riêng và của toàn thị trường nói chung đang dần hé lộ, cũng là thông tin được quan tâm. Đặc biệt khi thị trường đã có một nhịp tăng điểm 8 phiên ấn tượng và mới chỉ điều chỉnh trong 2 phiên mới đây.
Một số công ty chứng khoán xác nhận xu hướng tăng trung hạn của VN-Index. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"VN-Index lên tới gần 1.200 và tôi đã thấy sự chốt lời của nhà đầu tư cá nhân, để bảo toàn thành quả, nghe ngóng báo cáo tài chính quý II. Năm nay chỉ có các doanh nghiệp đầu ngành có kết quả kinh doanh khả quan mới giữ vững phong độ tăng giá", ông Vũ Quang Huy, Trưởng phòng môi giới, KBSV, cho biết.
Điều chỉnh là do nhà đầu tư thận trọng chốt lời, nhưng có ý kiến cho rằng, một thị trường giá lên lý tưởng là khi xuất hiện càng nhiều nhà đầu tư chốt lời. Điều chỉnh lại là cơ hội để tăng điểm bền vững hơn.
"Hôm nay chúng ta thấy một cổ phiếu có tín hiệu mua, nhảy vào thì lại ngồi chơi 7 - 10 phiên. Chúng ta thấy cổ phiếu khác có tín hiệu mua breakout lại nhảy vào, lại ngồi chơi 7 - 10 phiên. Đó là bùng nổ theo phân lớp, chưa tới lúc bùng nổ toàn thị trường. Tôi đánh giá thị trường gần 1.200, nhưng tôi kỳ vọng sẽ vượt 1.200", ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm kinh doanh, KBSV, đánh giá.
Không ít công ty chứng khoán cũng đã xác nhận xu hướng tăng trung hạn của VN-Index, với biên độ dao động từ 1.200 - 1.300 điểm từ nay tới cuối năm.
Tuy nhiên, một thách thức vẫn tồn tại của thị trường là áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Dự kiến từ tháng 6 đến tháng 8, khoảng 117.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn. Trong đó, bất động sản vẫn là ngành chịu áp lực lớn nhất, khi tỷ trọng lượng trái phiếu đáo hạn 7 tháng cuối năm vẫn chiếm tới gần 45%.
VTV.vn - Bước sang nửa cuối năm, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối khởi sắc. Dù phía trước còn thách thức, nhưng các thành viên thị trường đang cho thấy kỳ vọng không nhỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.26912540112703202-meid-0021-com-iot-gnouh-nah-gnurt-gnat-gnov-yk-xedni-nv/et-hnik/nv.vtv