Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thay thế 11 bộ trưởng và quốc vụ khanh trong chính phủ cũ bằng 8 gương mặt mới và điều chuyển 3 gương mặt cũ sang các vị trí công tác mới.
Hai thay đổi đáng chú ý nhất trong lần điều chỉnh này là sự ra đi của Bộ trưởng Y tế Francois Braun do không giải quyết được tình trạng quá tải trong các bệnh viện, thiếu dược phẩm, thuốc men và Bộ trưởng Giáo dục Pap Ndiaye do không để lại dấu gì trong hơn 14 tháng nắm quyền.
Thay thế cho hai vị trí này lần lượt là ông Aurélien Rousseau, nguyên Chánh văn phòng của Thủ tướng Elisabeth Borne và ông Gabriel Attal, nguyên Bộ trưởng Ngân khố và cũng là nhân vật thân cận của Tổng thống Macron.
Các vị trí Bộ trưởng quan trọng như Ngoại giao, Quân đội, Kinh tế hay Nội vụ vẫn được giữ nguyên trong chính phủ mới bao gồm tổng cộng 41 thành viên, tiếp tục do nữ Thủ tướng Elisabeth Borne đứng đầu.
Bà Elisabeth Borne vượt qua những tin đồn phải ra đi sớm và bảo vệ được chiếc ghế Thủ tướng nhờ quyết tâm thực hiện Luật cải cách hưu trí, một trong các ưu tiên nhiệm kỳ mà Tổng thống Emmanuel Macron đã đặt ra.
Các nhà phân tích địa bàn nhận định lần cải tổ này mang sắc màu chính trị hơn là kỹ trị khi phần lớn các gương mặt mới đều đến từ đảng Phục hưng của Tổng thống Macron để đảm bảo sự thống nhất trong việc thực các ưu tiên mà người đứng đầu nước Pháp đã đặt ra, nhất là trong các vấn đề sinh thái, nhập cư và các biện pháp đối phó với bạo động.
Trong khi đó, các đảng phái đối lập lên tiếng chì trích cuộc cải tổ chính phủ mang nặng tính kỹ thuật, thiếu các gương mặt đa sắc thái chính trị.
Theo dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu tổng kết về kế hoạch 100 ngày để “hòa giải” nước Pháp vào ngày 23/7 tới sau những biến động từ các cuộc biểu tình phản đối cải cách hưu trí kéo dài từ đầu năm và diễn biến bạo loạn trong thời gian gần đây.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Xem thêm: nhc.971348071127032881-uhp-hnihc-gnort-gnourt-ob-11-eht-yaht-pahp/nv.fefac