vĐồng tin tức tài chính 365

Xử lý trụ sở, tài sản công sau khi sáp nhập huyện, xã ra sao?

2023-07-23 09:35

Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030 có hiệu lực thi hành từ 19-7-2023 đã quy định cụ thể các trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC nếu có một trong những yếu tố đặc thù.

Cụ thể, ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề; có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào.

ĐVHC có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với ĐVHC liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng không thuộc diện bắt buộc sắp xếp.

Cạnh đó, ĐVHC nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích, dân số đạt tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị theo quy định, cũng không thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn 2023-2025 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các ĐVHC cấp huyện, xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021. Trong giai đoạn 2026 - 2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các ĐVHC cấp huyện, xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn 2023 - 2025.

Với những trường hợp quy định nêu trên, nếu thấy cần thực hiện sắp xếp để tổ chức hợp lý ĐVHC cấp huyện, xã thì UBND cấp tỉnh báo cáo tại phương án tổng thể và đề án sắp xếp ĐVHC của địa phương để trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Nghị quyết này cũng quy định kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Các địa phương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách của các ĐVHC cấp huyện, xã thực hiện sắp xếp để chi các nhiệm vụ theo quy định.

Trong đó, Ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 20 tỉ đồng cho mỗi ĐVHC cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi ĐVHC cấp xã giảm để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ việc sắp xếp ĐVHC.

Căn cứ kế hoạch sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã, Chính phủ trình Quốc hội quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Về việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã, Nghị quyết nếu rõ: Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã của địa phương, UBND cấp tỉnh lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án.

Các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn ĐVHC cấp huyện, xã thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý. Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho UBND cấp tỉnh nơi có trụ sở để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.

"Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị quyết 35 có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại ĐVHC sau sắp xếp. Việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công" - Ủy ban Thường vụ nhấn mạnh.

Những trường hợp huyện, xã phải sáp nhập

Những trường hợp huyện, xã phải sáp nhập

(PLO)- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ khi chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức do thay đổi địa giới đơn vị hành chính thì không được thu bất kỳ loại phí, lệ phí nào.
N.THẢO

Xem thêm: lmth.325347tsop-oas-ar-ax-neyuh-pahn-pas-ihk-uas-gnoc-nas-iat-os-urt-yl-ux/nv.olp

“Xử lý trụ sở, tài sản công sau khi sáp nhập huyện, xã ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools