vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm lãi suất - Tiền đề hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

2023-07-23 13:12

Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy vốn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng là chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với ngành ngân hàng trong Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt

Mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt so với cuối năm 2022. Nếu gửi tiền tiết kiệm vào cuối năm ngoái, có ngân hàng chào mời tiền gửi lên tới 11% cho kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm, nhưng hiện, cùng kỳ hạn này, lãi suất huy động của các ngân hàng chỉ quanh mức 7,5% là cao. Thậm chí, nhóm ngân hàng có vốn nhà nước còn giảm thấp hơn về 5% cho 6 tháng và 6,3% cho tiền gửi 1 năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới chỉ còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022). Lãi suất cho vay phát sinh mới bình quân đã giảm về 8,6%/năm, tức là giảm 1,3%/năm so với cuối năm ngoái.

Trong nỗ lực mới nhất thông qua Hiệp hội Ngân hàng, các ngân hàng thương mại cũng cam kết giảm lãi suất thêm 1,5 - 2% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Giảm lãi suất - Tiền đề hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm - Ảnh 1.

Mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt so với cuối năm 2022. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Đánh giá về tốc độ giảm lãi suất của thị trường trong nước, chị Hoàng Thị Minh Huyền, chuyên gia kinh tế vĩ mô Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cho rằng tốc độ giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều đang diễn biến tích cực ở thời điểm hiện tại. Đây là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, phục hồi kinh tế trong nửa sau của năm 2023.

"Từ đầu năm cho tới nay, chúng ta đã thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành. Việc giảm lãi suất điều hành nhanh và sớm như vậy đã tạo ra sự hỗ trợ đối với nền kinh tế.

Trên thực tế, sau những lần giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại cũng đã nhanh chóng giảm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Theo tổng hợp, mặt bằng của lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng đã giảm hơn 1 điểm % so với cuối năm 2022. Thậm chí tới thời điểm này, mặt bằng các kỳ hạn lãi suất này cũng đều thấp hơn so với mặt bằng trước dịch COVID-19", chị Huyền cho biết.

Để giảm lãi suất 4 lần liên tiếp trong thời gian vừa qua, theo chị Huyền, trợ lực lớn nhất đến từ 2 yếu tố quan trọng là lạm phát và tỷ giá.

"Từ tháng 6, mức lạm phát đã rất tích cực khi chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng hợp từ đầu năm đến nay, chỉ số lạm phát chỉ tăng khoảng 3,3%. Đây cũng là mức tăng thấp nếu so sánh với các nước khác trên thế giới.

Tỷ giá cũng đã có diễn biến ổn định từ đầu năm tới nay. Đồng VND có giai đoạn chớm mất giá so với đồng USD so với thời điểm cuối năm 2022, tuy nhiên nó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và tới thời điểm này, gần như đồng VND không còn mất giá so với đồng USD.

Sự ổn định của tỷ giá và việc kiểm soát lạm phát tích cực, chúng tôi đánh giá 2 yếu tố này đã cho phép ở Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế", chị Huyền nhận định.

Giảm lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi kinh tế

Trên thực tế, thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn, có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh.

40% sản lượng sản xuất của doanh nghiệp được dùng để xuất khẩu. Doanh nghiệp đang nỗ lực khai thác các đơn hàng xuất khẩu mới nhờ nguồn vốn vay ưu đãi. Doanh nghiệp tính toán, nếu được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để đầu tư vào hệ thống máy móc công nghệ cao, thì doanh thu xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng hơn 20%.

"Các doanh nghiệp có nguồn tiền và lãi suất giảm sẽ hỗ trợ nhiều cho chi phí sản xuất", ông Vũ Văn Phụ, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp, cho biết.

Chuyên sản xuất các loại ống và hộp thép, gần đây doanh nghiệp đã làm thêm ống thép cứu hỏa, dù là thị trường ngách nhưng cũng đã giúp họ duy trì tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn. Doanh nghiệp đang tính vay thêm vốn để mở nhà máy thứ 4.

"Sản xuất vẫn tăng trưởng nên công ty đang đầu tư nhà máy thứ 4 với quy mô 4 ha để mở rộng sản xuất phục vụ cho thị trường xuất khẩu và dự án ống thép cứu hỏa. Doanh nghiệp đầu tư dự án lớn với quy mô hàng nghìn tỷ đồng nên sẽ phải vay vốn. Hiện doanh nghiệp cũng được các ngân hàng cho vay ưu đãi", ông Nguyễn Hữu Trúc, Giám đốc kinh doanh dự án Công ty sản xuất thép Chính Đại, thông tin.

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã liên tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi với mức giảm từ 0,5 - 3%/năm tùy đối tượng khách hàng. Ngoài giảm lãi cho các khoản vay mới, một số ngân hàng cũng tính toán để giảm thêm cho các khoản vay cũ.

"Chúng tôi cũng giảm thêm cho khách hàng hiện hữu, tùy đối tượng và sản phẩm, mức giảm từ 0,5 - 1%, có những phân khúc hoặc sản phẩm giảm 2 - 3%. Mức lãi suất dễ chịu hơn thì sẽ tăng mức tiếp cận của khách hàng. Như vậy người ta cũng thấy dễ dàng hơn trong việc tính toán phương án kinh doanh", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, cho hay.

Ngân hàng Nhà nước cũng vừa điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại năm nay ở mức khoảng 14%. Việc phân bổ sớm sẽ giúp các ngân hàng chủ động kế hoạch kinh doanh, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực sản xuất tiềm năng.

Nhiều giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng

Xử lý nợ xấu cũng là vấn đề được các ngân hàng chú trọng. Nhiều ngân hàng chia sẻ họ phải thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện đa mục tiêu: vừa hỗ trợ doanh nghiệp có vốn, vừa cơ cấu lại thời hạn trả nợ và vừa phòng ngừa rủi ro phát sinh nợ xấu.

Giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thậm chí miễn lãi quá hạn cho các khoản nợ xấu, đây là những giải pháp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang triển khai để góp phần giảm gánh nặng tài chính cho khách hàng. Nhờ vậy, họ luôn kiểm soát nợ xấu ở trong miệng an toàn.

"Ngoài lãi suất giảm đối với khách hàng tốt khách hàng đang quan hệ bình thường ấy, đối với nợ xấu, ai vay cũng có một chính sách về giảm lãi suất đấy để khách hàng có nguồn trả nợ và giảm lãi suất với khách hàng nợ xấu, giúp khách hàng bớt khó khăn, có nguồn thu trả nợ ngân hàng", bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank, cho biết.

Giảm lãi suất - Tiền đề hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm - Ảnh 2.

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại năm nay ở mức khoảng 14%. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Đến cuối tháng 6, hơn 18,8 nghìn lượt khách hàng được cơ cấu nợ với tổng số dư nợ cả gốc và lãi khoảng gần 62,5 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu nợ để giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục vay vốn cho sản xuất, do đó khiến ngân hàng phải chịu áp lực tăng cường kiểm soát rủi ro với các khoản nợ tiềm ẩn.

Các chuyên gia nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp có đầu ra, có doanh thu mới có khả năng trả tiền lãi ngân hàng, ngăn ngừa nợ xấu. Vì vậy, Chính phủ vẫn cần thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ.

"Những giải pháp hỗ trợ từ vĩ mô, ví dụ như cần phải đẩy mạnh cái giải ngân đầu tư công, các hỗ trợ từ tăng cầu nền kinh tế và các ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh tín hiệu tiêu dùng, phải khuyến khích họ để đẩy cầu lên. Rõ ràng cầu của kinh tế sẽ tốt hơn", ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, nhận định.

"Tổ chức tín dụng đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro để tăng nguồn lực xử lý nợ xấu. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện nay đang ở mức 135 - 136% tổng dư nợ của nền kinh tế", ông Cấn Văn Lực hiện, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho hay.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm, toàn hệ thống đã xử lý được 62,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là tăng cường chức lập dự phòng rủi ro của ngân hàng.

Hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chung của các ngành, các lĩnh vực. Thủ tướng Chính Phủ đã nhiều lần nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát; tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất; đồng thời, rà soát điều kiện cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân.

Thách thức tăng trưởng cho nửa cuối nămThách thức tăng trưởng cho nửa cuối năm

VTV.vn - Tháng 7 là thời điểm nhiều tổ chức quốc tế đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cũng như những dự báo về quý 3 và 6 tháng cuối năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.50530631132703202-man-iouc-aun-gnourt-gnat-yad-cuht-et-neit-hcas-hnihc-gnol-ion/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm lãi suất - Tiền đề hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools