vĐồng tin tức tài chính 365

Giữ hồn gốm Bát Tràng

2023-07-25 12:23
Nguyễn Phương Thảo say mê gốm Bát Tràng và nghệ thuật mosaic - Ảnh: H.THANH

Nguyễn Phương Thảo say mê gốm Bát Tràng và nghệ thuật mosaic - Ảnh: H.THANH

Lát sau, một đại gia đình ở Thanh Xuân (Hà Nội) cũng tìm đến. Khu vườn gốm Bát Tràng đầy màu sắc, những vị khách nhí chạy nhảy tung tăng, tự tay chọn các mảnh gốm, rồi tỉ mẩn ngồi sắp đặt chúng thành những hình thù đầy sáng tạo. Cạnh bên, các tình nguyện viên trẻ sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn quy trình ghép gốm khi khách cần.

Rời điện thoại, chạm vào gốm

Workshop "Mảnh ghép sáng tạo" thường vào cuối tuần. Còn trong tuần, khách cũng có thể trải nghiệm ghép gốm nếu đặt lịch hẹn trước. Nét đặc biệt chính là các bé được tự tay chạm vào gốm Bát Tràng, trải nghiệm nghệ thuật gốm mosaic (còn gọi là ghép gốm hoặc khảm gốm).

Cô gái 9X cho biết khách hàng có thể dùng những mảnh gốm đủ hình dạng ghép thành bức tranh nghệ thuật.

Từng mảnh gốm được tỉ mỉ làm mềm các mặt sắc cạnh để tránh nguy hiểm cho khách hàng trẻ em. Cả khách hàng lớn tuổi hơn cũng có thể trải nghiệm bằng phương pháp "bấm gốm" và sáng tạo tác phẩm theo ý thích.

Một khung tranh gốm mosaic cần bốn bước: phác thảo ý tưởng, chọn mảnh rồi sắp xếp bố cục, cố định các mảnh gốm, làm mạch và hoàn thiện. Thảo nói trải nghiệm nghệ thuật mosaic không mới nhưng ở đây sẽ trải nghiệm với chất liệu gốm Bát Tràng. "Chỉ có đến làng gốm Bát Tràng các bạn mới có được trải nghiệm tuyệt vời như thế", Thảo quả quyết.

Trong khu vườn gốm, hai bé Tún và Na không rời mắt khỏi khung tranh gốm trước mặt. Mê mẩn những viên gốm đầy hình thù, hai đứa trẻ tỉ mẩn lựa từng viên, kiên nhẫn ngồi trước khung tranh để hoàn thành tác phẩm.

Chị Hoàng Anh (33 tuổi, mẹ hai đứa trẻ) chia sẻ dù đi khá xa nhưng cả nhà cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu, có không gian để hoạt động, vui chơi.

"Workshop giúp cho các bạn nhỏ nhà mình tránh xa các thiết bị điện tử, có không gian rộng rãi kết nối với thiên nhiên. Các con kiên nhẫn hoàn thành tác phẩm, vui khi tự tay tạo ra thành quả, cũng là cách kích thích sự tự tin, rèn cho con đức tính tốt", chị Hoàng Anh bày tỏ.

Tôi coi sự kế thừa, tiếp nối với nghề truyền thống là sứ mệnh của người con làng nghề. Bao nhiêu công sức tổ tiên, cha ông đã tạo ra, thế hệ sau phải có nghĩa vụ giữ gìn, tiếp nối, biến nó thành đam mê và nhiệt huyết.
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Lan tỏa nghệ thuật gốm mosaic

Đến vườn gốm, điều nhiều vị khách cảm nhận được chính là năng lượng của các bạn trẻ. Họ là những người con của Bát Tràng khao khát giữ hồn gốm và lan tỏa giá trị của làng nghề truyền thống.

Tự trải nghiệm nghệ thuật ghép gốm, các vị khách còn chụp rất nhiều hình ảnh, quay video trải nghiệm và cho biết sẽ giới thiệu cho nhiều người khác biết về ý tưởng sáng tạo này.

Phương Thảo nói điều các bạn mong muốn là làm sao lan tỏa nghệ thuật mosaic đến với nhiều người, nhất là giúp giới trẻ hiểu thêm về mosaic, có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp đầy tiềm năng và phát triển trong tương lai. Vốn đam mê vẽ nhưng Thảo đã rẽ hướng chọn gắn bó với nghề gốm sau khi... bị thuyết phục.

Thảo nhớ thời điểm dự án Con đường gốm sứ ở Hà Nội ra đời, nhiều họa sĩ từ khắp nơi đã tụ hội về Bát Tràng tham gia sáng tạo. Gia đình Thảo cũng mở cửa đón các họa sĩ đến sinh sống, thực hiện tác phẩm tại xưởng gốm gia đình.

"Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những nhà nghệ thuật nổi tiếng, mở cánh cửa cho tôi bước đến với tư duy nghệ thuật gốm", Thảo kể.

Sau cơ duyên đó, Thảo quyết định chọn ngành hội họa Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp, rồi tiếp tục học lên thạc sĩ. Bảy năm dành cho việc học, Thảo quay về nối nghiệp cha là nghệ nhân ghép gốm Nguyễn Quý Sơn. Cô gái trẻ dí dỏm đôi khi cũng áp lực lắm bởi cha giỏi ngoại giao, mở rộng các mối quan hệ trong khi con gái vốn sống nội tâm, thích chọn cuộc sống an bình.

Nhưng "dòng máu làng nghề Bát Tràng" vốn luôn sẵn có trong mỗi người con Bát Tràng để họ luôn thao thức giữ lửa nghề, lan tỏa giá trị truyền thống của quê hương.

Với Thảo, mỗi tác phẩm mosaic tạo ra dù chỉ là những mảnh ghép nhỏ song như những "sứ giả nghệ thuật" kể câu chuyện về nỗ lực của thế hệ tiếp nối, giữ gìn thành quả của cha ông.

Cùng tham gia nhóm, Nguyễn Thị Phương Thảo (28 tuổi) nói mỗi workshop mong tạo môi trường để các em nhỏ biết về nghệ thuật gốm mosaic và thể hiện sức sáng tạo, cá tính qua từng mảnh gốm.

"Như những người gieo hạt, chúng tôi giúp các bạn nhỏ biết về các "điểm chạm" của nghệ thuật", Phương Thảo nói.

9X sáng kiến giúp tiết kiệm tiền tỉ9X sáng kiến giúp tiết kiệm tiền tỉ

Một người là kỹ sư, một người là phi công, hai chàng trai 9X đã có sáng kiến giúp tiết kiệm tiền tỉ, giảm bớt vất vả cho công nhân.

Xem thêm: mth.61390650152703202-gnart-tab-mog-noh-uig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giữ hồn gốm Bát Tràng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools