vĐồng tin tức tài chính 365

6 tháng đầu năm 2023 gặp thách thức, Tập đoàn PAN (PAN) kỳ vọng hồi phục giai đoạn 6 tháng còn lại

2023-07-29 09:43

Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm đạt lần lượt 2.778 và 5.309 tỷ đồng, giảm lần lượt 11,6% và 14% so với cùng kỳ, trong bối cảnh tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm rất khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát cao và suy thoái kinh tế thế giới.

Trong đó, xét về lĩnh vực kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu mảng nông nghiệp giảm 1,7%, về 2.218 tỷ đồng; doanh thu mảng thuỷ sản giảm 24,6%, về 2.300 tỷ đồng; và doanh thu mảng thực phẩm giảm 8,5%, về 791 tỷ đồng.

Trong đó, PAN cho biết mảng thủy sản có sự suy giảm lớn nhất về doanh thu do sức mua sụt giảm tại các thị trường xuất khẩu chính. Lạm phát tại các thị trường như Mỹ, EU tăng cao khiến cho người dân thắt chặt chi tiêu, quy mô tiêu dùng giảm, giá xuất khẩu cũng giảm theo. Nền so sánh quý II/2022 cũng là mức rất cao khi đó là thời gian mảng thủy sản ghi nhận doanh thu kỷ lục từ trước tới nay.

Mảng nông nghiệp và thực phẩm cũng chịu tác động tiêu cực từ thị trường chung, song doanh thu chỉ sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ trong bối cảnh 6 tháng đầu năm là mùa vụ kinh doanh thấp điểm trong năm.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm giảm 33% so với cùng kỳ. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, PAN ghi nhận khoản lợi nhuận 75 tỷ từ các giao dịch chuyển nhượng tài sản. Nếu so sánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và loại bỏ giao dịch chuyển nhượng tài sản, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 chỉ giảm 18%.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý II giảm so với cùng kỳ nhưng có tăng trưởng tốt so với quý I/2023, phản ánh sự phục hồi trong kinh doanh của mảng thủy sản khi đơn hàng đã tăng trở lại từ tháng 5/2023. Cộng với việc 2 quý tới là trọng điểm kinh doanh của mảng nông nghiệp và thực phẩm đóng gói, PAN sẽ có nhiều cơ hội để hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2023 đã đề ra.

Về triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm 2023, đối với mảng nông nghiệp, ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bùng nổ trong thời gian vừa qua và đã đạt mức cao kỷ lục trong 10 năm. Nhu cầu thị trường trường về giống lúa và vật tư nông nghiệp cũng sẽ tăng rất mạnh trong mùa cao điểm 6 tháng sắp tới.

Đối với lĩnh vực thuỷ sản, PAN cho biết các vùng nuôi mới tự chủ đã sẵn sàng đưa vào thả nuôi. Trong đó tại Fimex (mã FMC - sàn HoSE), vùng nuôi mới hơn 203 ha đã sẵn sàng và thả nuôi vụ đầu tiên chính thức vào tháng 5/2023, đưa tổng diện tích vùng nuôi tự chủ của FMC lên khoảng 530ha, tự chủ tới 40% đầu vào. Tại mảng cá tra, hai vùng nuôi mới 22ha tại Đồng Phú cũng đã chuẩn bị sẵn sàng thả nuôi trong năm 2023. Nhu cầu thị trường được kỳ vọng tích cực trở lại khi cuối quý II/2023, PAN đón nhiều đoàn khách nước ngoài tới làm việc, và đơn hàng được kí kết cũng tăng tích cực.

Và đối với lĩnh vực thực phẩm, 6 tháng cuối năm là mùa vụ cao điểm của mảng thực phẩm với hai dịp lễ chính là Trung Thu và Tết Nguyên đán. Công ty đã chủ động chuẩn bị tốt, ký trước các hợp đồng nguyên vật liệu đầu vào với giá phù hợp. Ngoài ra, Tập đoàn cũng phát triển các sản phẩm thương hiệu mới, mang lại giá trị gia tăng cao, như kẹo dẻo, bánh ăn kiêng cho người tiểu đường…

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/7, cổ phiếu PAN tăng 300 đồng lên 22.450 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm: lmth.667623tsop-ial-noc-gnaht-6-naod-iaig-cuhp-ioh-gnov-yk-nap-nap-naod-pat-cuht-hcaht-pag-3202-man-uad-gnaht-6/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“6 tháng đầu năm 2023 gặp thách thức, Tập đoàn PAN (PAN) kỳ vọng hồi phục giai đoạn 6 tháng còn lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools