Để ổn định mặt bằng giá cả hàng hóa, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra; đồng thời triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, góp phần ngăn chặn làn sóng tăng giá khi lương tăng.
"Chợ sớm giảm sung", tức là thịt cá, hải sản tươi, rau củ, trái cây nếu mua vào đầu giờ sáng sẽ được giảm giá 10%. Hàng hóa mua theo combo sẽ được giảm giá nhiều hơn so với mua nhỏ lẻ. Các chương trình khuyến mãi đặc biệt như thế này đang thu hút nhiều người tiêu dùng tới các hệ thống bán lẻ.
"Ở siêu thị lúc nào giá cũng bình ổn hơn ở chợ. Ở ngoài chợ lúc lên lúc xuống, hầu như tăng chứ không có giảm", chị Mai Thị Thuấn, quận 7, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
TP Hồ Chí Minh triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, góp phần ngăn chặn làn sóng tăng giá khi lương tăng. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)
Để bình ổn giá cả, TP Hồ Chí Minh đang có 3.000 doanh nghiệp tham gia hơn 7.200 chương trình khuyến mãi trong đó 30% số chương trình là giảm giá từ 50% trở lên. Đặc biệt, các nhà bán lẻ lớn đều giảm giá nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm hỗ trợ, san sẻ một phần gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng.
"Thay vì trước đây chúng tôi đầu tư 10 đồng vào khuyến mãi thì nay lên 30 đồng. Ngược lại, chúng tôi cắt giảm chi phí tiếp thị, marketing", ông Đinh Quang Khôi, Phó Giám đốc Marketing MM Mega Market, cho biết.
Để ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa, TP Hồ Chí Minh tăng cường quản lý nhà nước đối với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Đồng thời thành phố cũng tích cực đưa hàng ra thị trường, tăng lưu thông dòng tiền để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm được bình ổn.
VTV.vn - Tăng lương tối thiểu sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng và cố gắng trả lương cơ bản để giữ chân người lao động.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.97701258092703202-gnoul-oeht-aig-gnat-aoh-gnah-gnos-nal-nagn/et-hnik/nv.vtv