vĐồng tin tức tài chính 365

Sao lại cắt trụi cây xanh?

2023-07-30 09:56
Hàng cây phượng gồm 12 cây trên đường D5 thuộc khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La, quận Bình Tân đang trong tình trạng trụi lủi - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Hàng cây phượng gồm 12 cây trên đường D5 thuộc khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La, quận Bình Tân đang trong tình trạng trụi lủi - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Nhiều người cùng cho rằng việc cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão là cần thiết, nhất là trong đô thị. Tuy nhiên cắt cây trơ thân trụi là sai kỹ thuật và "rất vô cảm". Việc này có thể khiến cây phát triển không tốt sau đó đồng thời mất mỹ quan đô thị, mất chức năng bóng mát của cây.

Cách làm phản cảm, thiếu khoa học, bức tử cây xanh chứ đâu phải cắt tỉa.

Bạn đọc Dinh Gia Hung

Vô cảm, thiếu khoa học

"Hầu như tôi thấy cứ gần đến mùa mưa là hàng loạt cây xanh bị cắt tỉa trơ trụi không thương tiếc. Có lẽ đơn vị quản lý cây xanh tại các vị trí trên sợ trách nhiệm khi có sự cố xảy ra nên thà cắt như vậy rồi sao thì mặc...

Nhìn cây bị cắt tỉa sát rạt cứ như thể chết khô, chết đứng một cách trơ trọi mà không cơ quan nào giám sát phản biện hay xử lý trách nhiệm. Do đó năm nào cũng cứ thế mà họ làm một cách vô cảm, vừa thiếu khoa học lại vừa làm xấu xí bộ mặt của đường phố..." - bạn đọc Cầu Vồng Xanh nhận xét.

Theo bạn đọc này, có vẻ những người đang chăm sóc cây xanh này không biết yêu quý cây xanh.

"Mục đích trồng cây xanh trên đường phố là tạo mảng xanh và lá phổi cho môi trường. Nếu cắt tỉa như vậy đừng trồng cây làm chi cho tốn tiền ngân sách.

Cắt cây kiểu như vậy là phá hoại cây xanh. Cắt trơ trụi thì phải có vải bọc thân hoặc lưới lan che để thân cây không bị cháy nắng, không mất nước thì mới ra chồi, cành khỏe mạnh" - bạn đọc đề xuất.

Một bạn đọc cho biết tình trạng cắt tỉa cây xanh "quá tay" này xảy ra ở rất nhiều khu vực. Dáng cây sau khi cắt tỉa không tạo được thẩm mỹ, cây thường bị cắt tỉa những cành nhô ra lòng đường, thế cây bị lệch về bên trong.

Bạn đọc này góp ý: "Theo tôi nghĩ dáng cây không cân đối sẽ dễ bị gió thổi gây đổ ngã hơn. Nhiều hàng cây cao ngất ngưởng, sao không cắt đỉnh để hạn chế chiều cao của cây? Còn tán cây chỉ nên cắt sao cho cân đối hài hòa, cắt ngắn chứ không nên cắt cụt".

Nhiều người cho rằng cây đang giai đoạn xanh tốt thì bị "cắt bụp trụi lủi" sẽ khó lớn nổi. Có thể những người được giao cắt tỉa thiếu chuyên môn, nên cần có cơ quan giám sát để bảo đảm cây xanh của TP, vốn đã thiếu, không bị đối xử quá tay như vậy.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn nhưng cắt như hai cây xanh này thì mất hoàn toàn chức năng bóng mát - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn nhưng cắt như hai cây xanh này thì mất hoàn toàn chức năng bóng mát - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cắt trụi cây xanh là sai kỹ thuật

Ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM - khẳng định như vậy với phóng viên Tuổi Trẻ.

"Các khu vực có cây xanh bị cắt trụi như phản ánh của báo không phải địa bàn chúng tôi quản lý. Tôi thấy cắt tỉa cây xanh trụi lủi như vậy là sai kỹ thuật. Trước khi thực hiện duy tu, cắt tỉa cần phải có khảo sát và có hướng cắt tỉa để thân cây, tán, rễ cây cân đối thì cây mới sinh trưởng tốt.

Ngoài ra những chồi non mới mọc lên cũng không khỏe bằng cành phát triển cùng thân. Các chồi này sẽ có cái phát triển tốt, cái bị teo, hư hại dần, do đó phải theo dõi rất kỹ" - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện tại công ty cũng có tham vấn cho nhiều doanh nghiệp, trường học, đơn vị về việc duy tu cắt tỉa cây xanh. Do đó người dân có thể liên hệ khi cần để được xử lý cây xanh, cắt tỉa cây xanh đúng cách.

Tương tự, TS Nguyễn Thị Lan Thi - khoa sinh học và công nghệ sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng chăm sóc cây xanh không phải chỉ cắt cành, cắt tán. Có thể các đơn vị duy tu thực hiện cắt tỉa như vậy là để hạn chế độ cao của cây trong đô thị.

"Tuy nhiên cắt trơ trụi như vậy thì quan điểm cá nhân tôi là không đồng ý. Các cây xanh này khi bị cắt trụi sau đó ra các chồi mới cũng sẽ không phát triển tốt được. Các chồi này gọi là chồi bất định, về lâu dài có thể gãy, tét khi có tác động của mưa gió, ngoại lực. Cây xanh chỉ phát triển tốt nhất bằng chính thân cành từ đầu của nó" - bà Lan Thi cho biết.

Theo chuyên gia này, việc chăm sóc cây xanh không chỉ đơn thuần là cắt tỉa cành lá mà còn phải quan sát bộ rễ.

Đặc thù cây xanh ở đô thị thường bị cắt xén rễ khi thi công hạ tầng kỹ thuật. Do đó nhiều cây xanh có bộ rễ rất yếu dù tán cành xanh tốt. Tốt nhất thì đơn vị quản lý cây xanh phải có một sơ đồ hạ tầng kỹ thuật của toàn thành phố để biết được tình trạng cây xanh ở các vị trí như thế nào.

Ngoài ra, tốt hơn cả là được trang bị máy siêu âm rễ để biết được các cây xanh có rễ ra sao từ đó có hướng cắt tỉa, chăm sóc phù hợp.

Việc cắt tỉa cây xanh trơ thân như thế này là sai kỹ thuật - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Việc cắt tỉa cây xanh trơ thân như thế này là sai kỹ thuật - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cắt trơ trụi do sợ trách nhiệm?

Vào cao điểm mùa mưa bão, nhiều nơi tại TP.HCM cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân nhưng lại "quá tay" khiến cây trơ thân trụi lá. Bạn đọc Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề phải chăng do sợ trách nhiệm mà đơn vị quản lý vô tình bức tử cây xanh?

Theo bạn đọc Hưng Thịnh: "Việc cắt tỉa như vậy đã diễn ra rất nhiều năm, nhiều cây đang xanh tốt bị cắt trụi lủi, không lớn nổi. Công nhân làm sai có thể do họ không có chuyên môn, nhưng giám sát kiểu gì lại không đảm bảo kỹ thuật và chuyên môn. Nên xem lại trách nhiệm của công ty quản lý cây xanh".

"Ngoài ra, công ty cây xanh cũng thường xuyên để nhân viên đi cắt, cưa cây vào giờ cao điểm ở các tuyến đường trung tâm, gây cản trở giao thông và kẹt xe kéo dài" - bạn đọc Tam bức xúc.

Xót xa trước tình cảnh này, bạn đọc có nick name Cây Xanh lên tiếng: "Lẫn lộn giữa cây xanh và cây củi, thật vô trách nhiệm. Trong khi đó có một số cây xanh có thể gây nguy hiểm trong mùa mưa bão, khi gọi công ty cây xanh đến xử lý thì được trả lời cây không do công ty trồng nên không quản lý!".

Bạn đọc Nguyễn Thái Bình bình luận: "Từ căn bệnh sợ trách nhiệm khi có cây bị gãy, đổ đã dẫn đến việc làm vô trách nhiệm. Hết nói nổi".

Góp ý giải pháp, bạn đọc Trung Quang đề xuất: "Với những cây lỡ bị cắt trơ trụi vậy thì phải lấy vải bọc hoặc lưới che để thân cây không bị cháy nắng, không mất nước mới ra chồi, cành khỏe mạnh".

Trong khi đó bạn đọc Sun đề nghị cần có luật định về quản lý và chăm sóc cây xanh để tránh xảy ra tình trạng tương tự.

Đốn trụi hàng cây xanh vì chỉnh trang đô thịĐốn trụi hàng cây xanh vì chỉnh trang đô thị

Chính quyền huyện Phước Sơn, Quảng Nam cho đốn hạ hàng cây sao đen tuổi đời hàng chục năm khiến người dân bức xúc, tiếc nuối.

Xem thêm: mth.48784228003703202-hnax-yac-iurt-tac-ial-oas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sao lại cắt trụi cây xanh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools