Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỉ lệ thí sinh nhập học đại học/tốt nghiệp THPT năm 2022, Bình Dương là tỉnh có tỉ lệ nhập học cao nhất cả nước. Kế đến là Thừa Thiên Huế.
Trong top 10 có 4 địa phương vùng Đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung có 4, Đông Nam Bộ 2 địa phương. Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long vắng bóng trong top 10.
Tỉ lệ thí sinh nhập học/tốt nghiệp THPT trung bình toàn quốc năm 2022 là 48,09%. Bình Dương có tỉ lệ nhập học đại học cao hơn gần 20% so với trung bình toàn quốc.
Chỉ có 24/63 tỉnh, thành đạt được mức bình quân toàn quốc. Trong số này, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 9 tỉnh thành, Đồng bằng sông Hồng 8, Đông Nam Bộ có 3, Đồng bằng sông Cửu Long 2. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc mỗi nơi có một tỉnh.
Tỉ lệ tỉnh, thành các vùng đạt từ mức bình quân toàn quốc trở lên như sau:
Ở chiều ngược lại, top 10 tỉnh thành có tỉ lệ nhập học thấp nhất hầu hết đều rơi vào vùng trung du và miền núi phía Bắc. Có đến 6 tỉnh có tỉ lệ nhập học thấp hơn mức bình quân toàn quốc đến trên 20%.
Nếu xét theo từng khu vực, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là khu vực có số lượng tỉnh, thành đạt từ mức bình quân toàn quốc trở lên nhiều nhất (9/14). Tuy nhiên, nếu xét theo tỉ lệ tỉnh thành của từng khu vực, Đồng bằng sông Hồng là khu vực tỉnh thành đạt bình quân nhiều nhất (8/11).
Điều đáng ngạc nhiên là những tỉnh thành được xem là "đất học" như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh lại nằm ở nhóm có tỉ lệ thí sinh nhập học thấp nhất khu vực này. Không những vậy còn thấp hơn mức trung bình chung toàn quốc.
Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ nhập học đại học cao nhất cả nước. Vĩnh Phúc bất ngờ lại nằm ở nhóm dưới của khu vực này. Thậm chí còn thấp hơn tỉ lệ bình quân toàn quốc.
Năm 2022, Vĩnh Phúc là tỉnh có điểm bình quân thi tốt nghiệp THPT cao thứ 2 cả nước chỉ sau Nam Định. Thế nhưng tỉ lệ thí sinh nhập học đại học của tỉnh này lại áp chót khu vực.
Tỉ lệ thí sinh nhập học ở một số khu vực khác như sau:
Thí sinh bắt đầu đóng lệ phí xét tuyển
Hôm qua là hạn chót đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh. Tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Như vậy năm nay có hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học.
Từ hôm nay đến 17h ngày 6-8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến theo sáu cụm tỉnh thành trên Cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống đều phải nộp lệ phí xét tuyển.
Thí sinh có thể tự thanh toán bằng tài khoản ngân hàng/tài khoản ví điện tử của bản thân (nếu có) hoặc nhờ người thân thanh toán hộ trên giao diện thanh toán của thí sinh.
Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển nhưng không đóng lệ phí, nguyện vọng đã đăng ký sẽ không được ghi nhận.
Đến nay Trường đại học Hồng Đức vẫn chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chỉ tiêu xét tuyển ngành sư phạm năm 2023, nên nhiều thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào ngành này của trường đang hoang mang, lo lắng.