vĐồng tin tức tài chính 365

Thu phí đường do Nhà nước đầu tư: Cần tính toán kỹ, tránh “phí chồng phí”

2021-07-01 07:36

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước thu phí đối với các tuyến đường do Nhà nước đầu tư.

Trước đây, việc thu phí chủ yếu được thực hiện ở các dự án do tư nhân bỏ vốn xây dựng. Tuy nhiên, với việc triển khai thêm cơ chế thu phí tại nhưng tuyến đường từ vốn ngân sách sẽ góp phần tạo thêm nguồn lực để tái đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Năm 2020, đề án thu phí tại các tuyến đường do Nhà nước đầu tư thông qua các trạm thu phí cũng đã được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng. Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trước mắt sẽ tập trung nghiên cứu phương án thu phí tại một số dự án có yêu cầu cấp bách như cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, tuyến La Sơn - Túy Loan và 6 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công của cao tốc Bắc Nam. Tùy vào từng dự án sẽ có mức thu và thời gian thu phí khác nhau.

Cần thiết thu phí tại các tuyến đường Nhà nước đầu tư

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải có 5.000 km đường cao tốc. Điều này cũng đồng nghĩa, trong 10 năm tới sẽ có gần 4.000 km đường cao tốc nữa phải được đầu tư xây dựng. Như vậy, tiến độ triển khai được đánh giá là phải gấp đến 8 lần so với con số đã thực hiện trong 20 năm qua.

Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, việc thu phí tại các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ giúp có thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư các dự án cao tốc khác.

Thu phí đường do Nhà nước đầu tư: Cần tính toán kỹ, tránh “phí chồng phí” - Ảnh 1.

Việc triển khai thu phí tại các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư nhằm mục tiêu có thêm nguồn lực để tái đầu tư hạ tầng giao thông. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sắp tới cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương sẽ thu phí trở lại. Bên cạnh đó, 2 đoạn cao tốc đầu tiên đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước thuộc cao tốc Bắc - Nam dự kiến cũng sẽ thu phí vào cuối năm nay, đó là đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn.

"Đối với các dự án thuộc cao tốc phía Đông hiện nay đã được Nghị quyết 52 của Quốc hội cho phép nghiên cứu để thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ. Bộ Giao thông Vận tải đang giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng đề án để tổ chức thu phí", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Có 4 phương thức thu phí có thể được áp dụng: Một là Nhà nước đứng ra trực tiếp thu; Hai là cho doanh nghiệp thuê lại kết cấu hạ tầng để tổ chức thu phí; Ba là Nhà nước chuyển nhượng hạ tầng có thời hạn; Bốn là bán thương quyền thu phí cho doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc thù của mỗi dự án, phương thức thu phí phù hợp sẽ được lựa chọn.

"Qua phân tích thấy rằng sẽ có phương thức trực tiếp và phương thức bán thương quyền là hai phương thức có tính khả thi hơn. Khi được thu phí sẽ tổ chức đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí và toàn bộ số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách", ông Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thông tin thêm, phương án đang được ưu tiên nghiên cứu là Nhà nước sẽ đứng ra thu phí trực tiếp trong khoảng 5 năm đầu để có căn cứ xác định doanh thu một cách minh bạch và rõ ràng, từ đó tiến tới bán quyền thu phí cho doanh nghiệp trong một thời gian phù hợp, mục tiêu để tránh gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Tránh tình trạng "phí chồng phí" khi thu phí tại các tuyến đường Nhà nước đầu tư

Việc triển khai thu phí tại các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư nhằm mục tiêu có thêm nguồn lực để tái đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, các phương tiện tham gia giao thông đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm. Thêm vào đó, dịch bệnh COVID-19 xảy ra trong hơn 1 năm qua cũng đã tác động không nhỏ đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do vậy, các chuyên gia nhận định, cần có sự tính toán kỹ lưỡng về mức phí và lộ trình thu phù hợp.

Trong bối cảnh hệ thống đường cao tốc Việt Nam phát triển chưa đồng đều, theo GS. Hoàng Văn Cường, nếu không thu phí tại các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư thì sẽ gây bất bình đẳng với những phương tiện phải đi trên các tuyến đường khó khăn, xuống cấp ở những nơi khác. Bên cạnh đó, cao tốc tư nhân đầu tư thì thu phí, còn Nhà nước đầu tư lại không thu cũng sẽ tạo ra bất đẳng trong việc sử dụng dịch vụ đường bộ.

"Phải phân định rất rõ ràng ra, phí đường bộ thu theo phương tiện giao thông là dành để người dân lưu thông trên tất cả các tuyến đường dân sinh bình thường; còn người nào lựa chọn một đường cao tốc nó có tốc độ nhanh hơn, thuận lợi hơn là những người không đi đường cao tốc thì người đấy phải trả tiền. Như vậy chỉ trả tiền cho những tuyến đường cao tốc có lợi ích nhiều hơn cho người tham gia giao thông đó, còn người nào nếu không muốn trả phí thì cứ lưu thông trên các tuyến đường dân sinh bình thường", GS. TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhận định.

Thu phí đường do Nhà nước đầu tư: Cần tính toán kỹ, tránh “phí chồng phí” - Ảnh 2.

Năm 2020, đề án thu phí tại các tuyến đường do Nhà nước đầu tư thông qua các trạm thu phí đã được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng cho rằng, việc thu để hoàn vốn cho các dự án cao tốc Nhà nước đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc có sự lựa chọn cho người tham gia giao thông.

"Hiệu quả vận tải ở đây là rút ngắn được thời gian vận hành, giao hàng, giảm chi phí khấu hao máy móc, giảm chi phí nhiên liệu, giảm chi phí tác động lên môi trường. Đây là những cái lợi khi sử dụng hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Còn những phương tiện không sử dụng kết cấu hạ tầng mới thì có thể vẫn sử dụng kết cấu hạ tầng cũ", ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho hay.

Trước đó, nguyên tắc thu phí đường cao tốc được Bộ Giao thông Vận tải xác định là chỉ thu đối với các đường cao tốc song hành với quốc lộ do ngân sách nhà nước đầu tư. Việc thu phí được thực hiện tại trạm thu phí nằm trên đường cao tốc. Mức phí cũng phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, nhưng không vượt quá lợi ích và khả năng chi trả của người sử dụng.

Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, để có thể thực hiện việc thu phí tại các tuyến đường do Nhà nước đầu tư, các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định cụ thể về vấn đề này.

Với mức thu đang được tính toán là 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn, dự kiến hàng năm, ngân sách sẽ thu được hơn 2.100 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc đầu tư cải tạo hệ thống đường cao tốc hiện hành, cũng như bổ sung vốn đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc mới.

Nghiên cứu cơ chế thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tưNghiên cứu cơ chế thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư

VTV.vn - Việc thu phí tại các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ giúp có thêm nguồn vốn, để tiếp tục đầu tư các dự án cao tốc khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.28774550010701202-ihp-gnohc-ihp-hnart-yk-naot-hnit-nac-ut-uad-coun-ahn-od-gnoud-ihp-uht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thu phí đường do Nhà nước đầu tư: Cần tính toán kỹ, tránh “phí chồng phí””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools