vĐồng tin tức tài chính 365

Quay cuồng điện mặt trời: Ồ ạt phát triển, giám sát lỏng lẻo

2021-07-01 11:52

Nhiều công trình năng lượng mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp, trang trại ở Khánh Hòa chỉ tập trung bán điện mà không sản xuất nông nghiệp bên dưới. Có không ít dự án xây dựng trái quy hoạch sử dụng đất nhưng vẫn được ngành điện mua điện. Thực tế này cho thấy, công tác quản lý, phối hợp kiểm tra của cơ quan chức năng tại các dự án điện mặt trời còn bất cập.

Núp bóng trang trại xây dựng trái phép

Thời gian qua, tại thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) có nhiều dự án điện năng lượng mặt trời trong đó, không ít dự án do người ở nơi khác đến mua đất, làm dự án.

Ông Lê Ngọc Thạch – Phó Chủ tịch UBND TP.Cam Ranh thông tin, vào cuối năm 2020, thành phố tổ chức kiểm tra ở xã Cam Thịnh Đông qua đó phát hiện 7 dự án năng lượng mặt trời xây dựng trái phép qua đó, ban hành quyết định xử phạt hành chính vì xây dựng trái quy hoạch đất đai.

Không chỉ riêng tại TP.Cam Ranh, một số dự án điện mặt trời ở Khánh Hòa xây dựng với hình thức núp bóng trang trại, sản xuất nông nghiệp bên dưới.

Nhiều dự án năng lượng mặt trời chí chăm chăm bán điện, không sản xuất bên dưới. Ảnh: Thu Cúc
Nhiều dự án năng lượng mặt trời chí chăm chăm bán điện, không sản xuất bên dưới. Ảnh: Thu Cúc

Các chủ đầu tư sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm rồi lập dự án kinh doanh điện. Sau đó, chủ đầu tư tạo ra mái nhà, mái công trình để lắp đặt các tấm pin năng lượng để sản xuất điện. Riêng phía bên dưới, việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gần như không có hoặc chỉ mang tính đối phó.

Như trường hợp của ông P.V.M (trú TP.Hà Nội) xây dựng công trình năng lượng mặt trời với diện tích gần 20.000m2 tại xã Cam Thịnh Đông. Khi đoàn liên ngành của chính quyền TP.Cam Ranh vào kiểm tra, dự án này chỉ có trụ cột ximăng, khung giàn thép, mái lợp tấm pin năng lượng mặt trời. Dự án này và một số dự án xung quanh dù đã đóng diện nhưng xây dựng sai quy hoạch đất đai, không sản xuất nông nghiệp, đầu tư trang trại như đã cam kết.

Ông Lê Ngọc Thạch cho biết, thành phố tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh về việc rà soát các trường hợp vi phạm theo hướng xử lý nghiêm.

"Hiện TP.Cam Ranh đang làm quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030. Theo đó, chúng tôi sẽ đưa vào nội dung điều chỉnh một số quy hoạch đất phù hợp với việc phát triển năng lượng mặt trời, sản xuất loại hình nông nghiệp công nghệ cao" - ông Thạch thông tin.

Nhiều lổ hổng quản lý dự án năng lượng mặt trời ở Khánh Hòa. Ảnh: Thu Cúc
Nhiều lổ hổng quản lý dự án năng lượng mặt trời ở Khánh Hòa. Ảnh: Thu Cúc

Nhiều lổ hổng pháp luật

Hiện ở Khánh Hòa có khoảng hơn 3.000 dự án năng lượng mặt trời lớn nhỏ, trong đó có khoảng 2.600 dự án của người dân có công suất không quá 1 MWp.

Có hàng ngàn dự án điện mặt trời nhưng thực tế, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thiếu sự phối hợp. Cụ thể, ngành điện trước khi mua điện mặt trời của dân thì căn cứ vào hồ sơ xác nhận của chính quyền địa phương. Trong khi đó, chính quyền địa phương khi xác nhận sai về quy hoạch đất lại đi xử phạt hành chính mà chưa xử lý những người xác nhận.

Đến khi phát hiện dự án năng lượng mặt trời xây sai quy hoạch thì giữa chính quyền và ngành điện thiếu sự phối hợp xử lý hậu quả các sai phạm nói trên.

Nói về dự án điện mặt trời không tuân thủ quy định, ông Nguyễn Chí Diễu - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (Điện lực Khánh Hòa) cho rằng, ngành điện chỉ căn cứ vào hồ sơ có sự xác nhận của chính quyền với các tiêu chí là mái của công trình xây dựng, khả năng tải thì thực hiện thỏa thuận đấu nối.

Riêng việc công trình có phù hợp với đất đai, có thực hiện đúng quy trình xây dựng, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường hay không thì chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm với các cấp chính quyền địa phương. Cũng theo ông Diễu, ngành điện là một doanh nghiệp cho nên không có chức năng quản lý, theo dõi, kiểm tra việc quy hoạch đất đai, xây dựng trái phép.

Có thể nói việc phát triển năng lượng mặt trời tại một số vùng đất đai cằn cỗi là chủ trương đúng đắn. Tuy vậy, việc giám sát, hướng dẫn để người dân thực hiện dự án đúng quy định cần được cơ quan chính quyền và ngành điện phối hợp chặt chẽ.

Theo bà Võ Nguyễn Phương Mai - Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng thuộc Sở Công thương Khánh Hòa, đối với dự án điện mặt trời tự phát, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, địa phương có thể xem xét quy hoạch sử dụng đất trong tương lai theo hướng cho phép chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác, phù hợp xây dựng dự án năng lượng mặt trời, vừa đảm bảo quy định, vừa tạo điều kiện cho người dân.

Xem thêm: odl.510629-oel-gnol-tas-maig-neirt-tahp-ta-o-iort-tam-neid-gnouc-yauq/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quay cuồng điện mặt trời: Ồ ạt phát triển, giám sát lỏng lẻo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools