• Bảng A: Iran, Hàn Quốc, UAE, Iraq, Syria, Lebanon.
• Bảng B: Nhật , Úc, Saudi Arabia, Trung Quốc, Oman, Việt Nam.
Thử điểm qua các đối thủ tại bảng B và đánh giá cơ hội, khả năng của đội tuyển Việt Nam.
• Nhật là đối thủ thường xuyên của vòng chung kết World Cup với sự vượt trội về chuyên môn. Rất khó để thắng đội bóng số 1 châu Á và hy vọng có kết quả tích cực. Việc gặp Nhật trận cuối lượt về cũng là một lợi thế vì khả năng lúc đó Nhật đã sớm đoạt vé nên sẽ giảm động lực hoặc đưa hội hình 2 ra để rèn giũa.
• Úc là đối thủ có lối đá châu Âu nhưng được phân vùng vào khu vực châu Á. Họ cũng là khách hàng thường xuyên của vòng chung kết. Đây cũng không phải đối thủ để các cầu thủ Việt Nam căng ra kiếm điểm.
• Saudi Arabia là đội bóng Tây Á mạnh hơn UAE rất nhiều. Đây cũng là đại diện từng dự World Cup và có chiến thắng trước Ai Cập. Saudi Arabia nổi tiếng về mặt tinh thần và chiến đấu đến cùng chứ không như kiểu UAE thắng dễ rồi thì cho phép mình thả lỏng.
• Trung Quốc là đối thủ đang có chiến dịch nhập tịch đến nửa đội hình gồm những ngoại binh đẳng cấp cao từ Nam Mỹ. Cựu HLV Marcelo Lippi của Trung Quốc từng nhận định với dàn ngoại binh này bóng đá Trung Quốc sẽ góp mặt tại Qatar 2022. Tuy nhiên, mặt trái của ngoại binh là màu cờ sắc áo giống bóng đá Malaysia từng kỳ vọng và thua Việt Nam. Một đối thủ mà chắc chắn thầy trò ông Park sẽ tính đến việc có điểm ở cả hai lượt trận.
• Oman đối thủ chưa bao giờ dự World Cup và dù xếp trên trong bảng xếp hạng FIFA nhưng chuyên môn và tinh thần có thể thua thầy trò ông Park. Có thể tính đến việc lấy trọn vẹn điểm khi đối đầu với Oman trong cả hai lượt trận.