vĐồng tin tức tài chính 365

Dấu ấn “bạn của mọi nhà” trong Covid-19

2021-07-02 08:25

Những ngày này, dù gặp không ít trở ngại do "tổng hành dinh" bị phong tỏa, một số siêu thị, cửa hàng bán lẻ phải tạm đóng cửa vì liên quan các ca nhiễm SARS-CoV-2, cả bộ máy Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) vẫn đang chạy hết tốc lực để giữ cho hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng - thiết yếu… luôn đầy ắp các kệ hàng tại các điểm bán, mang những bữa ăn nóng sốt, đủ dinh dưỡng đến các khu cách ly tập trung.

Vừa chống dịch vừa giữ nhịp kinh doanh

Suốt từ năm 2020 đến nay, Saigon Co.op với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hồ Chí Minh đã tích cực cùng cộng đồng tham gia phòng chống dịch bệnh. Người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, cửa hàng Co.op Food của hệ thống này luôn yên tâm vì môi trường mua sắm an toàn, hàng hóa thực phẩm luôn dồi dào, tươi ngon, chất lượng với quy mô gần 1.000 điểm bán trên toàn quốc cùng với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực bán lẻ, doanh nghiệp (DN) đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp, ứng tiền cho các HTX, nông trại… để chuẩn bị, dự trữ lượng lớn hàng hóa đủ để phục vụ nhu cầu mua sắm kể cả trong tình huống khẩn cấp nhất. Bên cạnh đó, kênh thương mại trực tuyến đã được đẩy mạnh thông qua việc nâng cấp, phát triển các ứng dụng mua sắm online trên app, website, Zalo, Facebook… lẫn phối hợp cùng nhiều đơn vị thương mại điện tử. Không dừng lại ở đó, trong những thời điểm dịch được kiểm soát, Saigon Co.op đã tổ chức hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần quảng bá kích cầu mua sắm hàng Việt trong giai đoạn người tiêu dùng cả nước đang "thắt lưng buột bụng".

Những nỗ lực của DN đã được xã hội ghi nhận và hồi đáp, số khách hàng phản hồi "thỏa mãn" về sản phẩm, dịch vụ của Saigon Co.op đạt cao hơn kế hoạch đề ra. Thị phần bán lẻ được giữ vững, tổng doanh thu vượt 33.000 tỉ đồng và đạt mức cao so với mặt bằng chung, riêng tại thị trường TP Hồ Chí Minh, doanh thu của hệ thống Co.opmart chiếm trên 45% thị phần ở kênh siêu thị. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Saigon Co.op ước đạt trên 1.000 tỉ đồng, cao hơn so với kế hoạch ban đầu.

Dấu ấn “bạn của mọi nhà” trong Covid-19 - Ảnh 1.

Co.opmart là Thương hiệu vàng của TP Hồ Chí Minh

Được thành lập từ năm 1989 với 2 chức năng chính là trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX, tháng 2-1996, siêu thị Co.opmart đầu tiên trong hệ thống ra đời tại đường Cống Quỳnh (quận 1) đánh dấu bước ngoặt mới của Saigon Co.op trong mô hình kinh doanh bán lẻ. Đi qua chặng đường 26 năm phát triển, DN giữ vững vị trí dẫn đầu thị phần kênh siêu thị với tỉ lệ 43%, gấp khoảng 4 lần so với DN đứng thứ hai. Ở phân khúc đại siêu thị, đơn vị này cũng là nhà bán lẻ nội địa duy nhất nằm trong danh sách cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế. Thành công của Saigon Co.op còn được khẳng định qua con số doanh thu cao áp đảo so với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực với mức lợi nhuận thu về hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, lợi nhuận sau thuế của Saigon Co.op được duy trì ổn định qua các năm, dao động 800-1.500 tỉ đồng. Hãng kiểm toán Deloitte chỉ ra lý do Saigon Co.op duy trì được sự ổn định trong những năm gần đây dù thị trường có nhiều biến động lẫn những vấn đề nội tại của đơn vị này đến từ sự am hiểu thị trường nội địa cũng như hiệu quả của việc đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng cùng việc tận dụng khai thác tối ưu các mặt bằng đẹp, giá tốt...

Sẵn sàng cho sự thay đổi lớn

Với tinh thần cầu tiến, từ cuối năm 2020, Saigon Co.op đã lên kế hoạch phát triển mạng lưới theo 2 hướng: một là phát triển mạng lưới các cửa hàng bán hàng vật lý với mục tiêu tối thiểu 1.000 điểm bán trong năm 2021; hai là phát triển nhiều hơn, có sự tập trung hơn đối với hình thức bán hàng phi vật lý, bán hàng không thông qua cửa hàng, tức kênh thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm nay cộng với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp khiến nhiều DN gặp khó khăn, phải điều chỉnh những kế hoạch đã chuẩn bị sẵn; Saigon Co.op cũng không ngoại lệ. "Trong tình hình mới, Saigon Co.op đang thiết lập lại mục tiêu, củng cố, tối ưu hóa hiệu quả những cửa hàng hiện hữu và nâng cao sức cạnh tranh của mạng lưới cửa hàng. Trong đó, tập trung nhiều hơn vào tính linh động của các cửa hàng; các mô hình cửa hàng nhỏ sẽ tiếp tục có sự chuẩn bị tích cực nhằm bảo đảm cho kế hoạch phát triển nhanh hơn, đúng mô hình hơn trong hậu Covid-19" - ông Đức chia sẻ và nói thêm, hiện tại Saigon Co.op không đặt nặng mục tiêu mở mới các cửa hàng mà tìm giải pháp thu hút thêm đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức đến các điểm bán hiện hữu.

Dấu ấn “bạn của mọi nhà” trong Covid-19 - Ảnh 2.

Co.opmart đã có mặt trên các nền tảng trực tuyến, khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi

Nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam cũng đang triển khai rốt ráo những kế hoạch phát triển mảng thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong năm 2021 cũng như giai đoạn dài hơi hơn nhằm bắt nhịp với xu hướng chuyển dịch từ kênh tiêu dùng vật lý sang phi vật lý, từ thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại đang diễn ra với vận tốc chóng mặt.

Riêng trong năm 2021 này, dịch bệnh hoành hành chắc chắn gây ảnh hưởng, khiến thị trường bán lẻ có sự sụt giảm. Tuy nhiên, tác động lớn hơn là cấu trúc tiêu dùng đối với lĩnh vực bán lẻ có sự dịch chuyển khá lớn, gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng và doanh số bán ra của các nhà bán lẻ. DN bán lẻ phải sẵn sàng cho sự thay đổi lớn hậu Covid-19, đó có thể là một bước nhảy trong xu hướng tiêu dùng hoàn toàn khác biệt so với thời kỳ dịch bệnh về chủng loại hàng hóa, phương thức giao nhận, cách thức dịch vụ mang đến cho khách hàng. Mỗi đơn vị cần có sự chuẩn bị dựa trên thế mạnh đặc thù riêng của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới và nhu cầu này sẽ diễn ra rất nhanh, DN nào nắm bắt được, đáp ứng được sẽ có sự phát triển vững vàng sau thời kỳ dịch bệnh. "Thời gian không đợi chúng ta vì trong xu thế hiện nay, việc thay đổi sẽ tác động rất nhanh mà nếu không nắm bắt được những thay đổi đó thì chúng ta sẽ khó có thể tồn tại chứ đừng nói tới phát triển bền vững. Khi nhà bán lẻ xác định thị trường nội địa là thị trường trọng tâm, cốt lõi để phát triển thì họ sẽ có những thế mạnh nội tại mà các nhà bán lẻ nước ngoài phải tốn thời gian khá lâu để hiểu thị trường, người tiêu dùng…, đó là lợi thế của DN bán lẻ nội địa nói chung và Saigon Co.op nói riêng" - ông Nguyễn Anh Đức nói. 

Nhà bán lẻ không chỉ có bán lẻ

Bên cạnh công ty mẹ trực tiếp vận hành phần lớn các siêu thị, Saigon Co.op còn đầu tư và chuyên môn hóa sang các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu, phân phối và sản xuất với hàng chục công ty thành viên gồm cả các công ty kinh doanh siêu thị, kinh doanh cửa hàng tiện lợi (Co.op Food, Cheers), kinh doanh trung tâm thương mại (SCID, SC Vivo City, Sense City), nước chấm Nam Dương… Trong đó, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Saigon Co.op (SCID) thành lập năm 2007 với 96% vốn của Saigon Co.op, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thương mại gồm phát triển độc quyền hệ thống siêu thị Co.opmart, đầu tư, xây dựng và quản lý các trung tâm thương mại như Sense City, SC Vivo City, khu đô thị An Phú…

Xem thêm: mth.5882618110701202-91-divoc-gnort-ahn-iom-auc-nab-na-uad/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dấu ấn “bạn của mọi nhà” trong Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools