Các số liệu thống kê mới nhất cho biết, hoạt động sản xuất tăng chậm hơn ở Trung Quốc và Nhật Bản, Malaysia và Ấn Độ. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức trong lĩnh vực chế tạo tại Trung Quốc giảm còn 50,9 điểm trong tháng 6.
Tại Nhật Bản, chi phí nguyên liệu thô tăng cao và tình trạng thiếu chip cũng đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đáng chú ý, hoạt động tại các nhà máy của Ấn Độ lần đầu tiên suy giảm trong gần một năm, khi các hạn chế nhằm ngăn chặn làn sóng COVID-19 mới tác động đến nhu cầu thị trường.
"Chỉ số PMI tháng 6 suy giảm trở lại khi virus bùng phát, cùng các vấn đề về chuỗi cung ứng đã tạo ra những thách thức cho ngành công nghiệp", Alex Holmes, Nhà kinh tế tại Capital Economics, cho biết.
Theo ông, do cả hai vấn đề này không có khả năng được giải quyết sớm, nên tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất trong vài quý vừa qua khó có thể lặp lại.
Từng được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các nền kinh tế châu Á đang tụt lại so với các nền kinh tế phương Tây trong việc phục hồi do sự chậm trễ trong việc tiêm chủng.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều ngân hàng trung ương khu vực này khó có thể sớm rút lại các biện pháp kích thích.
Xuất khẩu nông sản Ấn Độ đạt mức cao nhất năm 6 năm VTV.vn - Xuất khẩu nông sản của Ấn Độ trong năm 2020-2021 đã chạm đến ngưỡng cao nhất trong 6 năm, hơn 19 tỷ USD. | Indonesia đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới VTV.vn - Indonesia không chỉ muốn được biết đến với đảo ngọc Bali mà còn sẽ trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới. | Doanh nghiệp châu Âu muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam VTV.vn - Các doanh nghiệp châu Âu đang rất quan tâm đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.24373128020701202-id-uey-a-uahc-o-taux-nas/et-hnik/nv.vtv