Tại một điểm tiêm vắc xin COVID-19 ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ ngày 30-6, cảnh sát yêu cầu người đi tiêm vắc xin xếp hàng trật tự chờ đến lượt - Ảnh: REUTERS
Tổng số ca nhiễm COVID-19 từ đầu dịch đến nay ở Ấn Độ là gần 30,5 triệu, xếp thứ hai trên toàn cầu, sau Mỹ.
Theo Hãng tin AFP, nhiều chuyên gia cho rằng số người tử vong do COVID-19 ở Ấn Độ trên thực tế có thể cao hơn số liệu chính thức.
Số ca nhiễm tăng trong đợt bùng dịch COVID-19 thứ 2 khoảng từ tháng 4 đến tháng 5-2021 đã khiến các bệnh viện quá tải và buộc các nhà hỏa táng phải làm việc ngày đêm.
Biến thể Delta là một phần nguyên nhân khiến số ca bệnh lây nhanh và nhiều. Ngoài ra là hệ quả của tâm lý tự mãn, chủ quan đã chiến thắng COVID-19 xuất hiện hồi tháng 1-2021.
Hiện nay số ca nhiễm mới hằng ngày ở Ấn Độ đã giảm đáng kể. Các lệnh hạn chế kiểm soát dịch bệnh đã được dỡ bỏ ở các bang.
Chính quyền đặt mục tiêu sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho 1,1 tỉ người trưởng thành đủ điều kiện tiêm vắc xin trên cả nước trong năm nay.
Tuy nhiên, do thiếu vắc xin, công tác triển khai lộn xộn cũng như tâm lý chần chừ sợ tiêm, hiện chỉ khoảng 5% người dân Ấn Độ đã tiêm đầy đủ.
Ngày 21-6 đánh dấu kỷ lục về tiêm chủng khi có đến 9 triệu liều vắc xin được triển khai trong ngày. Tuy nhiên, kể từ đó tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 đã chậm lại.
Theo số liệu chính thức của chính phủ, trung bình trong tuần qua, mỗi ngày chỉ tiêm được khoảng hơn 4 triệu liều vắc xin.
Dự kiến, từ tháng 8 đến tháng 12-2021, chính phủ sẽ có 1,35 tỉ liều vắc xin sẵn sàng cho người dân, trong đó vắc xin của Hãng AstraZeneca là 500 triệu liều. Ngoài ra, còn có các loại vắc xin khác là Moderna, Covaxin và Sputnik V.
TTO - Một đột biến của biến thể Delta (gọi là Delta Plus) đã xuất hiện trong nhiều ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ gần đây. Chính quyền nước này kêu gọi ngăn chặn sớm vì biến thể này có dấu hiệu dễ lây, gây bệnh nặng.
Xem thêm: mth.93521524120701202-lizarb-av-ym-uas-91-divoc-od-gnov-ut-ac-000004-com-mahc-od-na/nv.ertiout