Hàn Quốc hiện là nước đóng góp viện trợ thương mại lớn thứ 6 trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong ảnh: thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào tháng 5-2021 - Ảnh: REUTERS
UNCTAD được thành lập năm 1964 và là cơ quan phụ trách các vấn đề thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc. Theo Hãng thông tấn Yonhap, đây là lần đầu tiên kể từ khi ra đời UNCTAD nâng một quốc gia từ nhóm đang phát triển lên nhóm nước phát triển.
Quyết định "thăng hạng" cho Hàn Quốc được thống nhất trong phiên họp thứ 68 của UNCTAD tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 2-7, theo Yonhap.
UNCTAD phân loại các quốc gia thành viên thành 4 nhóm dựa trên các nhóm khu vực của Liên Hiệp Quốc. Hàn Quốc từng nằm trong danh sách A bao gồm các nước châu Á và châu Phi.
Sau quyết định của UNCTAD, Hàn Quốc sẽ vào danh sách B gồm 32 nước, trong đó có các nước như Đức, Pháp và Nhật Bản.
Ông Lee Tae Ho, đại diện thường trực mới của Hàn Quốc tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva, hồi tháng trước đã bày tỏ mong muốn của Seoul trong việc đóng góp nhiều hơn cho UNCTAD.
Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và chuyển mình từ một nước nhận viện trợ Liên Hiệp Quốc sang nước tài trợ cho các hoạt động của tổ chức này. Theo Yonhap, sự phát triển của Hàn Quốc đã truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Á.
Hiện trang web của UNCTAD vẫn chưa cập nhật danh sách các nước phát triển và đang phát triển sau sự điều chỉnh với Hàn Quốc.
Theo danh sách hiện có trên trang web của UNCTAD, Trung Quốc và một số nước mà nhiều người tin rằng là "nước giàu", "nước phát triển" như Singapore vẫn đang nằm trong danh sách "đang phát triển".
Điều này đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận trong vài năm qua, đặc biệt mạnh lên sau khi ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ.
Chính quyền Washington khi đó đã chỉ trích Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của tổ chức này, cho rằng việc Trung Quốc cùng nhiều nước khác tiếp tục tự nhận là "nước đang phát triển" là một điều vô lý và bất công với các nước phát triển như Mỹ.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không có quy định cụ thể hay danh sách phân loại nước đang phát triển và nước phát triển, mà để các thành viên tự đánh giá. Hồi tháng 2-2020, chính quyền Mỹ đã đơn phương hành động, tự cập nhật danh sách các nước đang phát triển và phát triển của riêng mình.
TTO - Khoản vay của Trung Quốc dành cho 68 quốc gia đang phát triển trên thế giới đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm kể từ năm 2018, theo số liệu do nước này cung cấp cho Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây.
Xem thêm: mth.74813227030701202-neirt-tahp-aig-couq-mohn-oav-gnah-gnaht-couq-nah/nv.ertiout