Một người tiêm vắc xin Pfizer tại Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, người đàn ông này đã qua đời chỉ 4 tiếng đồng hồ sau khi tiêm vắc xin.
Bộ Y tế Ukraine hôm 2-7 (giờ địa phương) cho biết có thể việc tiêm chủng không có mối liên quan tới nguyên nhân cái chết. Năm người khác được tiêm vắc xin từ cùng một lọ với ông này vẫn đang ổn định sức khỏe.
Cơ quan này cũng nói họ tổ chức điều tra đúng với luật Ukraine và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế về cảnh giác dược đối với các biến cố tiêu cực sau khi tiêm. Cụ thể, tất cả các trường hợp tử vong xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi tiêm đều phải được điều tra.
Khoảng 2 triệu người tại Ukraine đã được tiêm mũi vắc xin đầu tiên kể từ tháng 2-2021, nhưng nước này chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Ukraine là một trong những nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch. Tính đến ngày 3-7, quốc gia 41 triệu dân đã ghi nhận khoảng 2,24 triệu ca COVID-19 và 52.460 người chết vì COVID-19.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang điều tra nguyên nhân cái chết của em Jacob Clynick, 13 tuổi. Clynick đã qua đời 3 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai vắc xin của Pfizer/BioNTech.
Bà Martha Sharan, quan chức đặc trách về vắc xin của CDC, xác nhận trường hợp cậu bé 13 tuổi trên đang được điều tra, và "vẫn còn quá sớm để kết luận nguyên nhân cái chết".
TTO - Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang điều tra nguyên nhân cái chết của thiếu niên Jacob Clynick. Cậu bé đã qua đời 3 ngày sau khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai của Hãng Pfizer/BioNTech.