vĐồng tin tức tài chính 365

"Đi chợ ép giá" kiểu Shark Hưng: Liên tục đòi startup 75% cổ phần, thậm chí muốn "nuốt trọn" nếu không đạt KPI, dù chính

2021-07-05 12:12

Không phải Shark Phú, Shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group - mới là vị cá mập chắc cú nhất Shark Tank Việt Nam mùa 4, thậm chí ép giá rất phũ.

Trong 4 startup xuất hiện ở tập 10 mới đây, trừ 1 startup dạy tiếng Anh mô hình kinh doanh không ổn và 1 startup "team Shark Bình" mà anh lao vào giành giật, 2 startup còn lại đều bị Shark Hưng ép giá.

Doanh nghiệp gọi vốn đầu tiên là Công ty TNHH Công nghệ phát triển iGreen, với sản phẩm hạt nhựa sinh học, được sản xuất từ nguyên liệu chính là tinh bột mì, tinh bột sắn của Việt Nam dựa trên nền Bio-PBS và PBAT.

Đi chợ ép giá kiểu Shark Hưng: Liên tục đòi startup 75% cổ phần, thậm chí muốn nuốt trọn nếu không đạt KPI, dù chính ông từng nói Món Huế sập vì NĐT quá tham lam chi phối - Ảnh 1.

Hạt nguyên liệu này đã được chứng nhận TUV (chứng nhận an toàn sản phẩm trên toàn thế giới) bao gồm kiểm tra về độ phân hủy sinh học, các hạt nhựa kim loại nặng, độc tố sinh thái. Tại Việt Nam, chỉ có 4 đơn vị được TUV cấp chứng nhận. Có 2 công ty đã thương mại hóa trên thị trường là một công ty ở Hà Nội và đại diện ở TPHCM chính là iGreen.

Lên Shark Tank Việt Nam, iGreen kêu gọi đầu tư 25 tỷ cho 35% cổ phần để đầu tư mua sắm dây chuyền tạo hạt nguyên liệu phân hủy sinh học.

Đi chợ ép giá kiểu Shark Hưng: Liên tục đòi startup 75% cổ phần, thậm chí muốn nuốt trọn nếu không đạt KPI, dù chính ông từng nói Món Huế sập vì NĐT quá tham lam chi phối - Ảnh 2.

"Bạn dùng toàn bộ tiền của Shark để đầu tư cho dây chuyền sản xuất mà tại sao lại chỉ được 35%... Còn 65% đi đâu?", Shark Hưng chất vấn.

Nhà sáng lập và điều hành iGreen Đoàn Văn Tùng lý giải: "Tụi em có về công nghệ, con người... Tụi em có 3 người. Em là người sáng lập, Bình là người sáng lập và 1 bạn chuyên gia R&D. Chuyên gia R&D là người Việt Nam tốt nghiệp tại Ý và sở hữu 2 sáng chế về vật liệu sinh học".

Đến đây, Shark Hưng là vị cá mập đầu tiên đưa ra lời đề nghị 25 tỷ đồng cho 75% cổ phần. Ông cho rằng mình bỏ ra toàn bộ tiền đầu tư cho máy móc thiết bị, còn nhà xưởng "chắc mất thêm tí xíu nữa không đáng kể", đất đai thì đi thuê.

"Bạn góp bằng 3 người. Để fair (công bằng) tôi góp 25 tỷ cho 35% góp bằng tiền. Tôi đề nghị tên tôi góp vào 40% nữa. Vì bạn góp bằng tên bạn, tôi cũng góp bằng tên tôi", Shark Hưng nói.

iGreen sau đó đã về với Shark Liên với mức đầu tư 25 tỷ đồng cho 49% cổ phần - một offer tốt hơn rất nhiều so với offer của Shark Hưng.

Một doanh nghiệp gọi vốn khác bị Shark Hưng ép giá trong tập vừa rồi là Namaste - chuyên cung cấp dịch vụ đi bộ dưới đáy biển tại Phú Quốc mang thương hiệu Seawalker.

Namaste mong muốn gọi 1 triệu USD cho 7% cổ phần. Shark Hưng offer 1 triệu USD đổi lấy 25% cổ phần. Đến khi Shark Bình nhập cuộc, Shark Hưng liền cân nhắc lại offer của mình, nhưng lại muốn bảo toàn vốn với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return - IRR) ở mức 15%/năm.

Đi chợ ép giá kiểu Shark Hưng: Liên tục đòi startup 75% cổ phần, thậm chí muốn nuốt trọn nếu không đạt KPI, dù chính ông từng nói Món Huế sập vì NĐT quá tham lam chi phối - Ảnh 3.

"Sau 5 năm mà không bảo tồn được vốn mà bạn làm cho giá trị công ty bị tụt xuống thì bạn có trách nhiệm mua lại vốn góp của tôi với IRR 15%/năm. Đã có giới hạn trên thì chúng ta phải có giới hạn dưới", Shark Hưng nói. Trước màn đàm phán của CEO Lê Quang Duy, ông kiên quyết không bỏ điều kiện đầu tư chắc cú quá mức này.

Đây không phải lần đầu tiên vị cá mập bất động sản quá đỗi chắc cú với startup.

Trong deal startup tổng đài thông minh Ánh Dương xuất hiện trong tập 5, startup muốn gọi vốn 2 tỷ đồng đổi lấy 8% cổ phần. Khi thấy cuộc chơi chỉ còn mình mình, Shark Hưng chỉ ra một loạt hạn chế của startup và đưa ra offer 2 tỷ đồng lấy 51% cổ phần.

"Chắc chắn em không đồng ý", Ngọc Toàn - Founder Ánh Dương - cho biết. "Nếu 51% nhiều khi anh lại mất đi sự đam mê của em".

Màn "cò cưa" giá đạt được thỏa thuận ở mức 2 tỷ đồng đổi lấy 36%, nhưng Ngọc Toàn đề nghị được trả lại 16% cổ phần nếu đạt KPI. Lúc này, Shark Hưng cũng đặt ra điều kiện: "Nếu không đạt được, thì với 2 tỷ đồng, tôi acquire (mua lại) toàn bộ công ty".

"Đó là một deal rất khó chấp nhận", Ngọc Toàn thốt lên.

Trước đó, trong một video trả lời Kênh TV của Diễn đàn Doanh nghiệp về sẻ nguyên nhân sâu xa dẫn tới hệ thống chuỗi gần 200 cửa hàng Món Huế, Phở Ông Hùng… đóng cửa, Shark Hưng cho là đến từ mối quan hệ giữa Founder - người vận hành trực tiếp với các nhà đầu tư tài chính đơn thuần.

"Các nhà đầu tư cứ tham lam, thích đầu tư chiếm tỷ lệ chi phối, thậm chí là chi phối tuyệt đối. Tôi nghe nói hiện các nhà đầu tư tài chính thuần túy đang chiếm tới 90% cổ phần của Món Huế. Chỉ còn giữ 10% thì động lực của người vận hành không còn nữa. "Các anh đầu tư tài chính đến mà quản lý, vận hành, chúng tôi chỉ làm được thế thôi"".

"Founder không còn quyền lợi gắn kết nữa. Tôi nghĩ đó là nguyên nhân sâu xa nhất", ông Hưng bình luận.

Tuy nhiên, có vẻ Shark Hưng ngày nay đã khác rồi...

Bảo Bảo

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: 32611150701202-iohp-ihc-mal-maht-auq-tdn-iv-pas-euh-nom-ion-gnut-gno-hnihc-ud-ipk-tad-gnohk-uen-nort-toun-noum-ihc-maht-nahp-oc-57-putrats-iod-cut-neil-gnuh-krahs-ueik-aig-pe-ohc-id/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Đi chợ ép giá" kiểu Shark Hưng: Liên tục đòi startup 75% cổ phần, thậm chí muốn "nuốt trọn" nếu không đạt KPI, dù chính”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools