vĐồng tin tức tài chính 365

Người lao động ở TP.HCM cần làm gì để được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng?

2021-07-05 16:11
Người lao động ở TP.HCM cần làm gì để được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng? - Ảnh 1.

Người lao động đang trông chờ hỗ trợ kịp thời - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin này được ông Lê Minh Tấn đưa ra tại cuộc họp triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID-19 do UBND TP.HCM tổ chức sáng 5-7.

Trước đó, HĐND TP.HCM đã thông qua chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, với tổng kinh phí khoảng 886 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.

Cụ thể 6 nhóm được hỗ trợ sẽ bao gồm: người bị cách ly y tế và người tham gia công tác phòng, chống dịch; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19; hộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND TP và thương nhân tại các chợ truyền thống.

Ông Lê Minh Tấn cho biết đối với nhóm lao động có hợp đồng lao động phải nghỉ việc không hưởng lương có tham gia bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp sẽ lập danh sách theo mẫu số 1 gửi về Bảo hiểm xã hội quận, huyện, TP Thủ Đức nơi doanh nghiệp đang trú đóng.

Đối với nhóm lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải có giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 2 gửi kèm bản photo quyết định hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, gửi Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức và quận, huyện nơi sinh sống.

Đối với các nhóm lao động này, trong một ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận, Bảo hiểm xã hội địa phương phải rà soát, kiểm tra, nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì gửi về UBND quận, huyện (thông qua phòng lao động - thương binh và xã hội). Trường hợp người lao động không đủ điều kiện thì Bảo hiểm xã hội phải gửi thông báo và nêu rõ lý do cho người lao động.

Trong 4 ngày làm việc, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện phải quyết định hỗ trợ chi trả qua số tài khoản hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động.

Người lao động tự do bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ cho 2 lần thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 31-5 đến 14-6 và từ ngày 15-6 đến 29-6.

Ngành lao động hướng dẫn chi trả cho người lao động như sau:

+ Nhóm 1 (lao động làm công việc tự tạo như bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thu gom gác, bốc vác vận chuyển bằng xe ba gác, bán vé số; tự làm trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch): Trong 3 ngày làm việc, UBND phường, xã sẽ rà soát, thống kê, lập danh sách người lao động đủ điều kiện theo mẫu số 3, thông qua hội đồng xét duyệt cấp xã, phường rồi báo cáo UBND TP Thủ Đức và quận, huyện.

Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách gửi lại UBND phường, xã để chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho người lao động trong vòng 2 ngày.

+ Nhóm 2 (lao động làm thuê trong các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch (gồm cả bảo vệ) và một số lĩnh vực phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP.HCM): Chủ cơ sở phải lập danh sách gửi lên UBND phường, xã nơi đặt trụ sở doanh nghiệp theo mẫu số 4 và chịu trách nhiệm về danh sách này.

Trong 3 ngày làm việc, UBND phường, xã thông qua hội đồng xét duyệt rồi báo cáo UBND TP Thủ Đức và quận, huyện.

Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách gửi lại UBND phường, xã để chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho người lao động trong 2 ngày sau đó.

Trường hợp người lao động không đủ điều kiện thì phường, xã phải trả lời cho người dân biết.

Đối với việc hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12) và các khu vực bị phong tỏa, căn cứ vào danh sách hộ kinh doanh do chi cục thuế thì UBND phường, xã sẽ rà soát và gửi lại UBND TP Thủ Đức, quận, huyện thẩm định, phê duyệt. Nếu đủ điều kiện hỗ trợ thì tổ chức chi trả qua số tài khoản hoặc trực tiếp.

Đối với thương nhân tại các chợ truyền thống sẽ được hỗ trợ 6 tháng từ tháng 7-2021 đến tháng 12-2021. Ban quản lý các chợ sẽ rà soát, lập danh sách thương nhân đủ điều kiện gửi UBND TP Thủ Đức và quận, huyện để thẩm định, phê duyệt. Nếu đủ điều kiện thì UBND phường, xã và ban quản lý chợ thực hiện chi trả.

Ông Lê Minh Tấn đánh giá thủ tục lần này rất đơn giản, đã giảm bớt những rườm rà, phiền phức cho người lao động, thể hiện trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phương và chủ doanh nghiệp. 

"Người lao động bị tạm hoãn hợp đồng không phải làm thủ tục gì hết, chỉ có người bị chấm dứt hợp đồng lao động thì phải làm giấy đề nghị" - ông Tấn nói thêm.

Về thời gian thực hiện, ông Lê Minh Tấn cho biết chính quyền địa phương, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập danh sách người lao động theo mẫu, gửi cơ quan có liên quan trước ngày 15-7.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng nhận định thủ tục lần này đơn giản hơn cho người dân và doanh nghiệp.

"Chúng tôi quy định tất cả cơ quan khi tiếp nhận hồ sơ thì trong 7 ngày phải có kết quả danh sách được phê duyệt và không được phê duyệt. Khi duyệt thì chi trả ngay, còn không đủ điều kiện phải phản hồi cho người dân" - ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

TP.HCM vận hành gói an sinh lần 2, dự kiến khoảng 1.076 tỉ hỗ trợ người dân và doanh nghiệpTP.HCM vận hành gói an sinh lần 2, dự kiến khoảng 1.076 tỉ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

TTO - Ông Lê Minh Tấn - giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM - cho biết sở đã có đề xuất chi hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với số tiền dự kiến gần 1.076 tỉ đồng.

Xem thêm: mth.4990734150701202-gnod-ueirt-5-1-ort-oh-nahn-coud-ed-ig-mal-nac-mch-pt-o-gnod-oal-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người lao động ở TP.HCM cần làm gì để được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools