Vắc xin Covid-19 là thành tựu chống dịch
Tại buổi giao lưu trực tuyến "Vaccine Covid-19 Astrazeneca: Để tiêm không lo lắng", PGS Trần Đắc Phu cho biết vaccine (vắc xin) là thành quả quan trọng bậc nhất của y học thế giới trong cuộc chiến chống lại cuộc lại bệnh truyền nhiễm. Nhờ có vắc xin mà thế giới đã thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt…
Ở Việt Nam, từ khi có vắc xin trong chương tiêm chủng Quốc gia đã giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm: viêm não Nhật Bản, viêm gan B, ho gà giảm tỷ lệ mắc tới hàng trăm, tới hàng nghìn lần.
"Vắc xin Covid-19 là thành quả to lớn trong công cuộc chống đại dịch. Nhờ có vắc xin, tỷ lệ mắc và tử vong do trên thế giới đã giảm đi rất nhiều. Cho nên, việc tìm ra vắc xin cho đến nay vẫn là thành quả quan trọng trong cuộc chiến Covid-19", PGS Phu nói.
Các chuyên gia tham gia buổi tọa đàm.
Hiện nay, trên thế giới có 40 nhà sản và 120 vắc xin Covid-19 đang nghiên cứu. Cho tới thời điểm hiện tại chỉ có 4-5 loại vắc xin được phê duyệt và sử dụng khẩn cấp và đang sử dụng có hiệu quả, đây là thành tựu chống Covid-19 bền vững.
Một số loại vắc xin phòng Covid-19 đang được sử dụng trên thế giới như: Astrazeneca, vắc xin Sputnik; vắc xin Pfizer; vắc xin Vero Cell và vắc xin Spikevax (tên khác là: COVID-19 vaccine Moderna) đang phát huy hiệu quả.
Đồng quan điểm với PGS Trần Đắc Phu, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ: "Gần 2 năm qua thế giới và Việt Nam vẫn đang cố gắng loại bỏ virus SARS-CoV-2 ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên, khả năng loại bỏ virus là không thể, do vậy, chúng ta cần tính tới các phương án chung sống với virus như: giảm bệnh nhân nặng, giảm nguy cơ tử vong và gánh nặng của virus.
Tại Việt Nam thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế là vô cùng khó khăn. Do vậy muốn chung sống với virus thì cần phải có vắc xin phòng Covid-19. Cần phải có vắc xin miễn dịch cộng đồng sẽ là phương án án tốt nhất để thoát khỏi đại dịch".
Giá trị lớn nhất của vắc xin
Phân tích thêm về vấn đề miễn dịch cộng đồng PGS Phu chia sẻ, có 2 cách để tạo miễn dịch cộng đồng: miễn dịch tự nhiên để cho cơ thể phơi nhiễm và chủ động tạo miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin.
Đối với miễn dịch tự nhiên để tự phơi nhiễm chúng ta đã có những bài học đắt giá ở Châu Âu, rất nhiều người đã tử vong. Như vậy việc tạo miễn dịch tự nhiên sẽ phải trả giá rất đắt bằng mạng sống của rất nhiều người (càng nhiều người nhiễm sẽ có nhiều người tử vong).
Đối với miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin. Miễn dịch này chỉ đặt được khi 70% dân số được tiêm vắc xin. Tại Việt Nam để đạt được miễn dịch cộng đồng cần phải có khoảng 140 -150 triệu liều vắc xin (nếu tiêm 2 mũi).
Liên quan tới hiệu quả bảo vệ của vắc xin, bác sĩ Khiêm cho biết, thời gian hiệu quả (khả năng bảo vệ) của vắc xin sẽ cần thêm thời gian để theo dõi và nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, các báo cáo của vắc xin mRA hiệu quả bảo vệ ít nhất là 7 tháng và có thể kéo dài hơn.
"Virus luôn biến đổi, nhưng con người sẽ không chịu đầu hàng. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang chạy đua để tìm ra được các loại vắc xin có khả năng bảo vệ kéo dài. Tuy nhiên, đây sẽ là câu chuyện của tương lại, còn hiện tại các vắc xin Covid-19 được cấp phép bảo vệ trên phần lớn các biến chủng lưu hành.
Có thể có những trường hợp tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhưng vẫn nhiễm virus đây là điều rất bình thường. Chúng ta phải hiểu giá trị lớn nhất của vắc xin là nếu không may nhiễm virus triệu chứng nhẹ và giảm bệnh nặng", bác sĩ Khiêm nói.
Theo PGS Phu thành quả của vắc xin có thể nhìn thấy rõ nhất là hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin đang được lưu hành hiện nay từ 70- 90% (tuỳ theo từng loại vắc xin). Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ giúp giảm số lượng ca nhiễm, giảm tỉ lệ tử vong.
Ngoài ra, trong trường hợp không may bị nhiễm các triệu chứng sẽ nhẹ và không diễn biến bệnh nặng. Thành quả thứ 2 của việc tiêm vắc xin chính là giúp chúng ta sớm qua trở lại cuộc sống bình thường: không còn phải giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt…
Theo Ngọc Minh
Doanh nghiệp & Tiếp thị