Tin tức "Mua nhà với giá chỉ 1$" khi vừa được đưa ra đã gây chấn động trên mạng, nhiều cư dân mạng phải thốt lên rằng "Tiết kiệm chi phí quá!"
Thị trấn châu Âu thúc đẩy "nhà 1 Kuna"
Theo báo cáo của "Islander News", thị trấn này nằm ở Legrad, Croatia, một thị trấn có độ bao phủ rừng rậm khá nhiều, ban đầu, nơi đây là trung tâm dân số lớn thứ hai ở Croatia, nhưng sau đó lại trở thành thị trấn biên giới với ít liên kết giao thông đến các thành phố khác, kết quả là tình trạng mất dân số nghiêm trọng đã xảy ra.
Để giải quyết tình trạng hiện tại, chính quyền địa phương đã cố gắng bán 19 căn nhà bỏ hoang với giá 1 Kuna, tức là khoảng 0.16$ cho một căn, với hy vọng điều này sẽ thu hút những người trẻ tuổi trở quay trở về quê hương. Ngoài ra, thị trấn cũng cung cấp tới 25.000 Kuna (khoảng 4000$) để làm chi phí sửa sang lại căn nhà.
Nếu chỉ xét về giá cả thì đây quả thực là miếng bánh từ trên trời rơi xuống. Tuy nhiên, không có bữa trưa thực sự miễn phí trên đời. Nếu bạn muốn sống trong thị trấn, bạn phải hứa sẽ sống ở đây ít nhất 15 năm, bạn phải dưới 40 tuổi và có khả năng tài chính.
Danijel Harmnicar, cư dân Legrad cho biết, "Văn bản quy định rằng bạn phải sống trong 15 năm, nhưng đây không phải là vấn đề gì cả. Một khi ngôi nhà được cải tạo, chúng tôi không có kế hoạch chuyển hay bán nó."
Đô thị Legrad, Croatia
Bí mật đằng sau những ngôi nhà giá rẻ
Trên thực tế, không thiếu những ngôi nhà được định giá gần như cho không ở nhiều nơi như châu Âu, Nhật Bản... Chẳng hạn, thị trấn nhỏ Sambuca ở Sicilia đã đưa ra ưu đãi "mua nhà 1 Euro" vào năm 2019. Hàng chục ngôi nhà đã được bán với giá 1 Euro bắt đầu từ tháng Giêng. Những ngôi nhà này hầu hết là những công trình kiến trúc nhỏ hai tầng, diện tích từ 40 đến 150 mét vuông, có sân vườn riêng.
"Nếu bạn muốn mua một ngôi nhà, nó có thể thuộc về bạn ngay bây giờ." Giuseppe Cacioppo, Phó thị trưởng của Sambuca nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn.
Sau khi thông tin mua nhà với giá chỉ 1 Euro ở Sambuca được lan truyền, một đêm nọ, những lời hỏi thăm từ khắp nơi đổ về, thậm chí có người còn bắt chuyến bay sớm nhất và vội vã đến thị trấn để xem nhà.
Đi bộ dọc theo phần phía nam của Sicilia, bạn sẽ đến một thị trấn nhỏ tên là Gangi. Kể từ năm 2015, khoảng 100 ngôi nhà đã được rao bán với giá 1 Euro, một số ngôi nhà được bảo quản tốt thì được bán với giá 100 Euro. Hầu hết những ngôi nhà này được xây dựng vào thế kỷ 19 và là những tòa nhà hai tầng bằng đá.
Một trong những ngôi nhà được bán với giá 1$
Có căn nhà rẻ như vậy không? Nếu xem kỹ các quy tắc mua bán nhà, không khó để nhận ra rằng miếng bánh "khủng" này không hề dễ nuốt.
Mặc dù giá nhà hấp dẫn nhưng đa số chúng đều ở vùng sâu vùng xa, hơn nữa còn có nhiều điều kiện bổ sung. Hầu hết các chính quyền địa phương hy vọng sử dụng các lực lượng xã hội để cải tạo cộng đồng nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực. Ví dụ, ở Sambuca, chủ sở hữu mới phải tân trang lại ngôi nhà với số tiền không dưới 15.000 Euro trong vòng 3 năm, nếu không tài sản sẽ bị thu hồi; đồng thời, giá bán cuối cùng của ngôi nhà thực tế là theo hình thức đấu giá từ 1 Euro, nếu người mua nhà đó không có đối thủ cạnh tranh mua với giá cao hơn thì ngôi nhà mới được bán với giá 1 Euro.
Nói cách khác, dù căn nhà có giá 1 Euro nhưng nếu để sử dụng bình thường thì chi phí cuối cùng cũng không hề nhỏ. Theo đó, có hai lý do khiến bất động sản ở một số thành phố được bán với giá vô cùng rẻ: đã bị bỏ trống lâu ngày, hoặc có những khiếm khuyết lớn cần được cải tạo, bảo dưỡng.
Vào cuối năm 2015, cũng có những ngôi nhà ở Detroit, Hoa Kỳ, được bán với giá 1$; Chicago, Hoa Kỳ đã thực hiện một giao dịch mua bất động sản trống với giá 1$ vào tháng 9 năm 2017; một thị trấn nhỏ ở New Brunswick, Canada cũng bán đất với giá 1$.
Đằng sau mức giá có vẻ miễn phí, có rất nhiều điều kiện bổ sung. Ví dụ, ở Detroit, mặc dù những ngôi nhà có giá từ 1-100$, nhưng tình hình thực tế là những ngôi nhà này không chỉ nứt nẻ, mà cộng đồng nơi đó cũng rất nghèo và có tỷ lệ tội phạm cao. Ngoài ra, khoản thuế thực tế mà người mua phải trả được tính dựa trên giá trị căn nhà là 60.000 USD.
Tại một số làng quê hẻo lánh hoặc vùng ngoại ô thành thị ở Nhật Bản, do tình trạng già hóa dân số nghiêm trọng, chính quyền địa phương cũng đã đưa ra chính sách giao nhà miễn phí nhằm thúc đẩy dân cư quay trở lại. Nhà tuy miễn phí nhưng cũng cần đáp ứng các điều kiện như cải tạo, định cư lâu dài, ngoài ra còn phải nộp thuế tài sản cố định, thuế quy hoạch đô thị… Nếu con cái được thừa kế tài sản thì cũng phải nộp thuế thừa kế cao…
Có vẻ như "ngôi nhà 1$" chưa bao giờ là "miếng bánh trên trời", và mức giá đó của nó chủ yếu là để cứu những cộng đồng đang suy giảm. Nếu người mua không thể hoàn thành việc cải tạo và xây dựng lại theo yêu cầu, họ sẽ không được giảm giá; và nếu người mua hoàn thành việc cải tạo theo đúng kế hoạch, chi phí có thể sẽ vượt quá giá trị của chính căn nhà.