vĐồng tin tức tài chính 365

Đã ly hôn, có được quyền nuôi con sau khi chồng chết?

2021-07-07 08:35

Sau khi ly hôn, chồng tôi nuôi con nhưng anh ấy mới chết và ông bà nội cháu bé không đồng ý cho tôi đón con về nuôi. Tôi có được giành lại quyền nuôi con trong trường hợp này không?

Bạn đọc có email thuytien2xxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Luật gia Hồ Phương Thanh - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1, 2, 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên. Trường hợp này, bạn là mẹ của cháu nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Xem thêm: odl.466729-tehc-gnohc-ihk-uas-noc-ioun-neyuq-coud-oc-noh-yl-ad/taul-pahp-nav-ut/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đã ly hôn, có được quyền nuôi con sau khi chồng chết?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools