vĐồng tin tức tài chính 365

Khi thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, các nhà đầu tư F0 mới chập chững vào nghiệp chứng sĩ nên làm gì?

2021-07-07 14:54

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 6/7, thị trường tăng nhẹ trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy nhiên, chỉ trong ít phút cuối phiên, nhà đầu tư bất ngờ ồ ạt bán tháo, đẩy hàng loạt cổ phiếu giảm sàn. Đóng cửa phiên giao dịch chiều 6/7, VN-Index giảm 56,34 điểm (-3,99%) xuống 1.354,79 điểm. Thanh khoản đạt 803 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch gần 29.000 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 2,82% xuống 318,51 điểm.

Việc thị trường biến động mạnh nhưng không rõ nguyên nhân thực sự khiến nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư F0 mới vào thị trường. Sau đây là những chia sẻ của anh Nguyễn Minh Nghĩa, một nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường được chúng tôi trích lại. 

Cổ phiếu nằm sàn hàng loạt không rõ lý do... giờ làm gì?

Ngày 6/7, chỉ trong khoảng thời gian ngắn cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu nằm sàn, trong đó có nhiều mã trụ, khiến chỉ số VN-Index mất luôn 4%. Tôi, một cổ đông "chiến lược" của anh chàng nặng mông VHM mất trắng luôn thành quả của một tuần đầy thăng hoa với cú bull từ 110 lên 120. Điều cay đắng nhất là thị trường giá cổ phiếu giảm sấp mặt nhưng lại không có nguyên nhân thực sự rõ ràng.

Vậy trong trường hợp này, tôi với các bạn nên làm gì?

Nếu bạn đang xài margin thì xin chia buồn là bạn sẽ có một buổi tối ăn không ngon ngủ không yên, phải tính toán chi li, tăng giảm tỉ trọng sao cho hợp lý để tránh thiệt hại. Còn nếu bạn không xài margin giống như tôi thì điều bạn nên làm sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều.

Để tôi kể cho bạn câu chuyện về Ngày thứ Hai đen tối (Black Monday) tại TTCK Mỹ vào năm 1987, khi chỉ số Dow Jones (DJIA) mất tận 22% trong một ngày mà không rõ lý do là gì. Không hề có sự kiện hay tin tức nghiêm trọng nào được phát hành trước khi vụ việc xảy ra. Hầu hết các giả thiết đều cho rằng sự hoảng loạn hàng loạt của các nhà đầu tư khiến cho vụ việc leo thang nghiêm trọng. Tuy nhiên vài ngày sau đã thì các nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn và thị trường rất nhanh chóng hồi phục.

Jim Cramer, một influencer trong giới đầu tư tại Mỹ đã nhìn lại sự kiện này và cho rằng khi bình tĩnh quan sát lại các phân tích cơ bản của thị trường, mọi người đều nhận ra rằng cổ phiếu giờ đây bỗng nhiên bị định giá quá thấp, dẫn đến một làn sóng thâu tóm diễn ra ngay sau đó. Ban lãnh đạo và các giám đốc điều hành bắt đầu tích cực mua lại cổ phiếu của công ty để cố gắng cứu vãn trong bối cảnh thị trường hỗn loạn.

Khi thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, các nhà đầu tư F0 mới chập chững vào nghiệp chứng sĩ nên làm gì? - Ảnh 1.

Bài học được rút ra là gì?

Ngưng đổ lỗi. Đừng cố gắng tìm lý do để đổ lỗi và chỉ trích. Thị trường đôi khi là như thế, rất khó đoán và không thể kiểm soát được. Việc đổ lỗi và chỉ trích chỉ khiến cho bạn mất bình tĩnh, đưa ra những nhận định thiếu khách quan và các quyết định sai lầm.

Bình tĩnh đánh giá lại các phân tích cơ bản của cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ. Nếu đó là doanh nghiệp tốt và có kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian sắp tới thì hãy cân nhắc giữ chúng lại. Còn nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không ổn định thì nên cân nhắc phương án xử lý tiếp theo. Đôi khi hãy nhìn nhận sự việc dưới góc độ của một nhà kinh doanh, chỉ đơn giản là chúng nó... bán phá giá.

Tiếp tục gắn bó hoặc điều chỉnh chiến lược của bản thân. Chiến lược đầu tư dài hạn sẽ giúp các nhà đầu tư sự kiên định hơn trong khi những người khác thì hoảng loạn. Ai không có chiến lược đầu tư sẽ dễ dàng để cảm xúc dẫn dắt việc ra quyết định. Nên nhớ các nhà đầu tư đã đầu tư S&P 500 từ năm 1987 đã kiếm được lợi nhuận trung bình hàng năm là 10,13%.

Cơ hội để mua sắm cho những ai đang giữ tiền mặt. Một ngày hội sale đúng nghĩa. Với sự hiểu biết rằng sự cố thị trường chỉ là tạm thời, thời điểm này nên được coi là cơ hội để mua vào. Sự cố thị trường là không thể tránh khỏi. Các nhà đầu tư thông thái có một danh sách các cổ phiếu hấp dẫn với giá thấp hơn để mua trong khi những người khác đang bán.

Loại bỏ yếu tố nhiễu ra khỏi xu hướng thị trường. Nên nhớ, trong dài hạn, các sự cố thị trường như hôm nay chỉ là một cú hích nhỏ trong thành quả của một danh mục đầu tư có cấu trúc tốt. Các sự kiện trong ngắn hạn là không thể đoán trước được và sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Hãy điều chỉnh nhiễu của truyền thông, số đông và tập trung vào các mục tiêu dài hạn của mình.

CỐ GẮNG HẠN CHẾ NGHE LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÁC "CHUYÊN GIA". Điều này sẽ khiến các bạn phân tâm và dẫn đến các quyết định sai lầm. Chắc chắn thời điểm như thế này bạn sẽ thấy vô số các nhà đầu tư, broker, hay các "chiên gia" hoan hỉ trên các diễn đàn là "Tao đã bảo rồi mà", "Đã dự báo có phân phối từ lâu rồi", "bong bóng đã vỡ", abcxyz. Đừng nghe họ vì sau mỗi một cú rơi như này là những phán đoán kiểu này lại mọc ra rất nhiều, hãy nhìn vào thời điểm cuối tháng 1 và hiện tại xem kết cục như thế nào.

Peter Lynch có một câu nói rất hay khi được hỏi về phương pháp đầu tư khi thị trường giảm điểm bất ngờ: "Thị trường sẽ sập, chắc chắn sẽ sập rất nhiều lần, nhưng chẳng ai biết được khi nào nó sẽ sập cả. Và những người dự đoán chính xác thị trường sập thường sẽ thành công sau tổng cộng... 53 lần thử khác nhau."

Nguyễn Minh Nghĩa

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.18524333170701202-ig-mal-nen-is-gnuhc-peihgn-oav-gnuhc-pahc-iom-0f-ut-uad-ahn-cac-hnam-cal-gnur-naohk-gnuhc-gnourt-iht-ihk/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, các nhà đầu tư F0 mới chập chững vào nghiệp chứng sĩ nên làm gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools