Tên lửa Trường Chinh 5, số hiệu Y5, của Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ngày 7-7, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học không gian quốc gia Trung Quốc nhận thấy trong môi trường nghiên cứu mô phỏng, 23 tên lửa Trường Chinh 5 tấn công đồng thời có thể làm chệch hướng một tiểu hành tinh lớn khỏi quỹ đạo ban đầu của nó với khoảng cách bằng 1,4 lần bán kính Trái đất.
Các nhà khoa học Trung Quốc tính toán dựa trên dữ liệu từ Bennu - thiên thạch được mệnh danh "tiểu hành tinh gây tận thế".
Theo Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Bennu là mối đe dọa tiềm ẩn với Trái đất. Thiên thạch này có chiều dài lớn hơn chiều cao tòa nhà Empire State ở Mỹ và nặng gấp 1.664 lần tàu Titanic.
NASA cũng dự tính sẽ dùng một tàu du hành do robot điều khiển can thiệp quỹ đạo bay của 2 tiểu hành tinh ở khá gần Trái đất vào khoảng cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.
Trong vòng một năm kể từ thời điểm phóng, phi thuyền của NASA sẽ va phải hành tinh nhỏ hơn trong số 2 hành tinh này. Các nhà khoa học lúc đó có thể quan sát quỹ đạo của tiểu hành tinh sẽ thay đổi ra sao.
Nếu thành công, sứ mệnh của NASA sẽ đánh dấu sự kiện lần đầu tiên con người có thể thay đổi quỹ đạo của một thiên thể.
Giới khoa học dự báo khả năng một tiểu hành tinh có chiều ngang 100m sẽ tấn công Trái đất trong 100 năm tới chỉ khoảng 1%.
Việc thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh được cho là ít rủi ro hơn so với việc để cho thiên thể đó nổ tung - cách xử lý nhiều khả năng tạo ra các mảnh vỡ nhỏ hơn mà không làm thay đổi hướng đi của chúng.
TTO - Doanh nhân, tỉ phú người Anh Richard Branson vừa thông báo ông sẽ bay vào vũ trụ hôm 11-7, tức 9 ngày trước kế hoạch bay vào vũ trụ của người giàu nhất hành tinh Jeff Bezos.
Xem thêm: mth.51434932170701202-hcaht-neiht-oad-yuq-hcehc-mal-aul-net-gnud-noum-couq-gnurt/nv.ertiout