vĐồng tin tức tài chính 365

Thông điệp Biển Đông của EU nhìn từ Đức

2021-07-08 07:48
Thông điệp Biển Đông của EU nhìn từ Đức - Ảnh 1.

Cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo Trung Quốc, Đức và Pháp vào ngày 5-7 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Tại cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm 6-7, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề cập tới vấn đề Biển Đông và tình hình Tân Cương.

Gửi tàu chiến đến Biển Đông

Theo Bộ Quốc phòng Đức, bà Kramp-Karrenbauer đã bàn với ông Ngụy về việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông trong năm nay, đồng thời nhắc nhở phía Trung Quốc về tầm quan trọng của việc tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 - vụ kiện Biển Đông mà Philippines thắng Trung Quốc.

Đó là hai trong số những vấn đề đại diện cho sự khác biệt giữa châu Âu và Trung Quốc trong vấn đề an ninh. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc lại chuyện này có thể phản ánh thông điệp chung mà Berlin cũng như các đồng minh của Mỹ ở phương Tây muốn nhắn nhủ.

Thứ nhất, các hoạt động của tàu phương Tây ở Biển Đông đại diện cho cách tiếp cận của họ đối với yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải.

Lấy ví dụ, từ tháng 3 năm nay, một số quan chức Đức đã xác nhận việc điều một tàu hộ vệ tên lửa tới châu Á trong tháng 8. Trên đường quay về, con tàu ấy sẽ đi ngang Biển Đông, và đó sẽ là lần đầu tiên một tàu chiến Đức đi qua Biển Đông sau gần 20 năm. Dù tàu Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý tính từ các thực thể tranh chấp ở Biển Đông, tín hiệu này được Mỹ ca ngợi nhưng vấp phải sự cảnh báo từ Trung Quốc.

 Bắc Kinh nhấn mạnh mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển Đông, nhưng điều này không nên được dùng như cái cớ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven biển.

Thứ hai, về mặt chiến lược, đồng minh của Mỹ nói chung và Đức nói riêng đều phải đứng trước thách thức trong việc cân bằng giữa cạnh tranh Mỹ - Trung. Giới quan sát đa phần tóm gọn câu chuyện này thành hai ý: đồng minh của Mỹ muốn sát cánh với Mỹ trong vấn đề an ninh và vẫn muốn hợp tác với Trung Quốc trong kinh tế hay các lĩnh vực khác còn dư địa hợp tác.

Về an ninh, châu Âu và Đức hiện nay đang tìm cách đa dạng hóa quan hệ quốc tế và nhìn thấy châu Á, Đông Nam Á nói riêng là khu vực họ cần duy trì sức ảnh hưởng do có tồn tại lợi ích song trùng. Chính vì vậy, sự hiện diện quân sự trong những vấn đề quốc tế như Biển Đông là điều cần thiết.

Để ngỏ khả năng hợp tác

Việc Đức đưa tàu tới Biển Đông như vậy sẽ không nhất thiết đồng nghĩa với chuyện "thách thức chủ quyền" của Trung Quốc hay các nước ven biển. Ngược lại, thông qua việc đề cập tới câu chuyện tàu chiến trong cuộc họp giữa bà Kramp-Karrenbauer và ông Ngụy, Đức muốn đưa một thông điệp rạch ròi, tránh căng thẳng giữa đôi bên vào tháng 8 tới.

Trong bản tin tương tự về cuộc họp này, Tân Hoa xã của Trung Quốc tường thuật rằng ông Ngụy đánh giá mối quan hệ chiến lược toàn diện Trung - Đức đã phát triển ổn định những năm qua. Ông Ngụy theo đó hy vọng rằng Đức sẽ tiếp tục chung tay với Trung Quốc trong việc duy trì chủ nghĩa đa phương, bảo vệ công bằng và công lý quốc tế, và nên lập kế hoạch hợp tác quân sự song phương để đảm bảo quan hệ phát triển lâu dài cho quân đội hai nước.

Trên thực tế, cuộc trao đổi giữa bộ trưởng quốc phòng Đức và Trung Quốc cũng diễn ra sau khi lãnh đạo Đức, Pháp và Trung Quốc có cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 5-7. Nội dung cuộc hội đàm này nhiều khả năng cũng đã mở đường cho những đối thoại giải quyết khác biệt giữa các bên, bao gồm chuyện điều tàu tới Biển Đông.

Tờ South China Morning Post (SCMP) đếm được 13 chữ "hợp tác" từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông Tập nhấn mạnh nhu cầu đối thoại và vun đắp cho quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, thay vì lao vào những "cuộc chơi có tổng bằng không" - một cụm từ chỉ cách tiếp cận bên thiệt bên hơn, thay vì cả hai cùng thắng.

Phía Trung Quốc hiện nay cho rằng Đức và Pháp vẫn là các nước muốn tìm kiếm mối quan hệ thực dụng cùng Trung Quốc. Đây có thể là điểm Bắc Kinh có thể khai thác, ví dụ thúc đẩy hiệp định đầu tư giữa EU và Trung Quốc vốn đang đình trệ vì các khác biệt ngoại giao hiện nay.

"Bất chấp các nỗ lực của Mỹ nhằm gắn kết với EU, những lãnh đạo nhiều ảnh hưởng nhất EU vẫn dẫn đầu các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Dù Mỹ thực sự có nhiều lợi ích chung với châu Âu, hai bên vẫn không hoàn toàn song trùng. Châu Âu không sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới này" - SCMP dẫn lời nhà nghiên cứu Kong Tianping tại Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh).

Hiện nay áp lực chính trị cho lãnh đạo Đức và Pháp cũng rất lớn, và điều này mang tới tín hiệu không tốt đối với quan điểm thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Bà Merkel sắp thôi chức thủ tướng Đức, còn ông Macron đối diện thách thức không nhỏ trong cuộc bầu cử năm sau.

Mỹ sẽ họp "bộ tứ" QUAD năm nay

Điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ông Kurt Campbell, cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Úc, Ấn Độ và Nhật Bản vào tháng 10 năm nay.

Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản là bốn nước trong cơ chế đối thoại an ninh thường được gọi là "Bộ tứ kim cương" hay QUAD. Thông tin về QUAD cũng thường xuyên được gắn với nội dung bàn cách cân bằng tầm ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông Campbell, người được xem là "ông vua châu Á" trong chính sách của Mỹ, hôm 6-7 cũng nhấn mạnh cuộc họp trên sẽ có những cam kết quan trọng về vấn đề ngoại giao vắc xin (COVID-19) và hạ tầng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển ĐôngBộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

TTO - Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.

Xem thêm: mth.27451732270701202-cud-ut-nihn-ue-auc-gnod-neib-peid-gnoht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thông điệp Biển Đông của EU nhìn từ Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools