vĐồng tin tức tài chính 365

Cần phân định rõ kiểm dịch, kiểm tra để tránh chồng chéo

2021-07-08 08:39

Ngày 7-7, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp với đại diện 11 hội, hiệp hội để lắng nghe về những vướng mắc trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Dự kiến chiều 10-7, Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc gặp với một số doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, hiệp hội để lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng về những bất cập, vướng mắc trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.

Cần phân định rõ kiểm dịch, kiểm tra để tránh chồng chéo - ảnh 1
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP), phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: AH

Hàng tắc vì chồng chéo kiểm tra, kiểm dịch

Mở đầu, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nêu những vướng mắc trong kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm. Cụ thể, ông Nam cho biết theo thông lệ quốc tế, đối với mặt hàng tươi sống thì kiểm dịch, còn các mặt hàng chế biến thì chỉ kiểm tra an toàn thực phẩm. Hiện với các mặt hàng thực vật thì ngành nông nghiệp đã thực hiện theo thông lệ này, riêng động vật thì đang áp dụng kiểm dịch cả sản phẩm tươi sống và đã chế biến.

“Chúng tôi kiến nghị trong nhóm hàng sống và tươi thì sẽ kiểm dịch theo Tổ chức Thú y Thế giới nhưng với nhóm hàng chế biến để dùng làm thực phẩm thì nhóm đó được đưa vào kiểm tra an toàn thực phẩm” - ông Nam nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh thuốc thú y, cũng nêu một số vướng mắc khi thuốc thú y, vaccine thú y, nhiều vật tư dùng trong chăn nuôi xếp vào danh mục hàng hóa nhóm 2, là những hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bà Hương cho rằng đây là những sản phẩm được sản xuất trong điều kiện nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP (hệ thống các tiêu chuẩn nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất - PV), sản phẩm được đóng gói cẩn thận, có hướng dẫn bảo quản, sử dụng, cảnh báo... Nhiều sản phẩm gần như không gây mất an toàn. Do vậy, bộ cần xem xét không nên để tất cả vật tư thú y vào nhóm 2.

“Đối với Bộ Y tế, Thông tư 31/2017 có quy định những vật tư dùng trong y tế như vaccine, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện tránh thai, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn... cũng vào sản phẩm nhóm 2. Nhưng sau hai năm thực hiện, đến tháng 3-2019, theo Thông tư 05 của Bộ Y tế thì đã bãi bỏ Thông tư 31, tất cả sản phẩm như tôi nói ở trên không còn thuộc nhóm 2” - bà Hương nói.

Sẽ kiểm tra online, cấp phép do dịch COVID-19

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết vào cuối tháng 6 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã thành lập tổ công tác gồm thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ để rà soát tất cả văn bản quy phạm pháp luật xem có chỗ nào còn vướng mắc.

“Qua rà soát, chúng tôi đã xác định được một số vấn đề cần sửa đổi. Trong đó có hai vấn đề lớn là sửa các văn bản quy phạm pháp luật và sửa thái độ. Việc sửa thái độ cũng cần có giải pháp” - ông Hiệp nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hiệp đánh giá trong bối cảnh hiện nay, có một số cơ chế cần làm ngay, đó là các thủ tục cấp giấy phép trong điều kiện dịch COVID-19. Trong khi đó, hiện Bộ NN&PTNT đang có khoảng 20 loại giấy phép đến hạn phải cấp.

“Khi cấp theo quy định phải đi kiểm tra nhưng trong điều kiện dịch COVID-19 không đi kiểm tra được, vì vậy đề xuất Chính phủ cho phép kiểm tra online hoặc biện pháp khác để vẫn cấp giấy phép” - ông Hiệp cho biết.

Về kiến nghị của VASEP, Thứ trưởng Hiệp đồng ý đối với mặt hàng tươi sống thì kiểm dịch, còn với mặt hàng để chế biến thì chỉ kiểm tra an toàn thực phẩm chứ không kiểm dịch. Theo Thứ trưởng Hiệp, đây là thông lệ của thế giới. “Chúng tôi đã chỉ đạo Cục Thú y, lãnh đạo bộ sẽ tính toán để theo được đúng thông lệ quốc tế và đảm bảo an toàn, nhất là sản phẩm sử dụng cho con người. Chúng tôi đang đi theo hướng nghiên cứu đề nghị của VASEP là phân loại các mặt hàng để cái nào là kiểm dịch, cái nào là kiểm tra an toàn thực phẩm” - Thứ trưởng Hiệp nói.•

 

Xuất khẩu thông nhưng không vào được siêu thị trong nước

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, Việt Nam đứng trong top 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản và đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu... Nhưng khi doanh nghiệp muốn đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước thì mặt hàng đó lại không đưa vào siêu thị được. Lý do là không đạt các chỉ tiêu kháng sinh, cụ thể là chất enrofloxacin, theo quy định của Việt Nam, trong khi đáp ứng hoàn toàn quy định của châu Âu.

Xem thêm: lmth.928899-oehc-gnohc-hnart-ed-art-meik-hcid-meik-or-hnid-nahp-nac/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần phân định rõ kiểm dịch, kiểm tra để tránh chồng chéo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools