vĐồng tin tức tài chính 365

3 quyết định tài chính ở tuổi 20 giúp cuộc sống tuổi 30 của tôi trở nên dễ dàng hơn: Không đầu tư chứng khoán!

2021-07-09 03:23

Quản lý tiền bạc cũng giống như việc trồng hoa Lily Himalayan khổng lồ. Nếu bạn bắt đầu trồng hoa ngay hôm nay, thì khoảng 10 năm sau công việc trồng hoa của bạn có mới kết quả.

Vào thời điểm tôi viết bài này, tôi đã 32 tuổi. Nếu tôi có một cỗ máy thời gian và có thể nói chuyện với chính mình ở tuổi 22, thì chắc chắn tôi của khi ấy sẽ không tin rằng tôi của hôm nay đã không còn phải lo lắng về tiền bạc nữa.

Tôi cho rằng bây giờ tôi có thể thoải mái như thế này đều là nhờ vào 3 quyết định mà tôi đã thực hiện vào những năm 20 tuổi:

1. Không đầu tư vào thị trường chứng khoán.

2. Chấp nhận "việc tiết kiệm tự nguyện".

3. Luôn có một công việc phụ.

Hãy cùng tôi tìm hiểu về ba quyết định này. Biết đâu chúng có thể giúp ích cho bạn .

#1. Không đầu tư vào thị trường chứng khoán

Bạn có thể bị sốc khi nghe tôi nói rằng thành công tài chính mà tôi hiện có không nhờ vào việc đầu tư.

Thực chất, tôi đã đầu tư rất nhiều ở độ tuổi 20 của mình, chỉ là không đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thay vào đó, tôi đã đầu tư vào tài sản quý giá nhất mà tôi từng có. Đó là vốn kiến thức cho bản thân (khả năng kiếm thu nhập của bạn).

Cách tốt nhất để giải thích về vốn nhân lực của bạn là so sánh nó với một mỏ vàng. Bạn đang sở hữu một khối lượng tài sản khổng lồ, nhưng tính thanh khoản của nó lại cực kỳ kém. Cụ thể, cứ 2 tuần một lần vào ngày lĩnh lương, bạn chỉ có thể đem về một miếng vàng nhỏ mà thôi.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra cũng là lúc tôi tốt nghiệp đại học. Lúc đó tôi thấy rằng lợi nhuận nhận được từ vốn nhân lực của mình sẽ không giúp cho tôi có cuộc sống như tôi mong muốn.

Vì vậy, tôi đã đầu tư và chấp nhận nợ 50.000 USD để lấy tấm bằng cao học kinh tế.

Tôi đã tìm thấy một chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài 1 năm. 13 tháng sau, thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi. Và, tôi cũng được hưởng các quyền lợi cơ bản cũng như lương hưu. Và đó quyền lợi mà tôi có được khi đang ở độ tuổi 25.

Lúc đó, tôi có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng tôi đã không làm vậy vì ba lý do sau:

1. Tôi phải đóng một khoản trợ cấp lương hưu, vì là tôi cũng phải tiết kiệm để nghỉ hưu.

2. Tôi vẫn còn cảm thấy hơi sợ hãi vì cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến gia đình tôi vào năm 2008–2009;

3. Tôi có một khoản nợ với lãi suất 5%.

Thay vì đầu tư vào chứng khoán, tôi đã xóa hết nợ, tiết kiệm mua một căn nhà, và sau đó bắt đầu đầu tư từ khi tôi đã ổn định về tài chính và tinh thần.

#2. Chấp nhận tiết kiệm tự nguyện

Trước đây, tôi đã từng viết về khái niệm "tiết kiệm tự nguyện". Đây là lúc bạn bắt đầu tận dụng vốn con người của mình để kiếm nhiều tiền hơn và đưa ra quyết định có ý thức để có thể duy trì chi phí sinh hoạt thấp.

Tăng nhanh thu nhập và giữ cho chi phí sinh hoạt ở mức thấp là cách dễ nhất để bạn có thể nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính của mình.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có khả năng mua một chiếc ô tô đẹp và thuê một căn hộ lớn hơn, nhưng tôi đã không làm như vậy. Thay vào đó tôi tiếp tục "sống như một sinh viên" và tiếp tục sống với những người bạn cùng phòng từ thời đại học trong vài năm nữa.

Điều này giúp tôi có thêm tiền để nhanh chóng trả hết nợ, mua nhà và trang trải chi phí sinh hoạt. Giá nhà của tôi đã tăng gấp đôi so với 5 năm trước. Điều đó có nghĩa là nếu giờ tôi mới mua nhà thì khoản tiền thế chấp mà tôi phải trả cũng sẽ tăng gấp đôi.

Tôi mua được nhà đa phần là do may mắn, nhưng tôi cũng biết phải mua nhà trước khi giá cả tăng cao. Vì khoản thế chấp của tôi rất thấp so với thu nhập của tôi nên năm trước tôi đã có thể mua một căn nhà. Sau đó tôi mới bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Kết quả là, tôi sắp trở thành triệu phú ở tuổi 32.

Tôi có thể làm được những điều này đều nhờ vào việc chấp nhận tiết kiệm tự nguyện.

#3. Làm thêm một công việc phụ

Ở phần đầu của bài viết này, tôi đã tuyên bố rằng vốn nhân lực của tôi là tài sản lớn nhất mà tôi sở hữu. Nếu bạn đã theo dõi bài viết của tôi một thời gian, bạn biết rằng tôi rất tin tưởng vào việc đa dạng hóa tài sản.

Đối với tôi, đa dạng hóa vốn nhân lực của mình bằng cách làm thêm một công việc phụ là lựa chọn sáng suốt.

Quỹ khẩn cấp tài chính tốt hơn hết là quỹ bạn không bao giờ phải đụng đến. Nếu bạn có hai nguồn thu nhập và mỗi nguồn có thể giúp trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản thì bạn sẽ ít khi phải dùng đến quỹ khẩn cấp đó.

Tôi đã viết văn được ba năm và trong 12 tháng qua, tiền tôi kiếm được từ việc viết lách đủ để tôi trang trải chi phí sinh hoạt của mình. Còn tiền trong quỹ khẩn cấp kia vì tôi không cần dùng đến nên tôi đã mang đi đầu tư.

Công việc phụ giờ đây là ưu tiên số một của tôi vì hai lý do:

1. Tôi càng kiếm được nhiều từ công việc phụ thì tôi càng có thể đầu tư nhiều hơn và cuộc sống của tôi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2. Công việc phụ của tôi là công việc mà tôi yêu thích và nó cũng cho phép tôi làm việc tự do.

Tôi sẽ tiếp tục công việc viết lách này. Các bạn còn đọc thì tôi còn viết. Hãy tìm một công việc phụ mà bạn yêu thích. Công việc phụ sẽ giúp bạn tăng thu nhập của mình và tiếp thêm sức mạnh để bạn đạt được mục tiêu tài chính.

Mai Lâm

Theo MD

Xem thêm: nhc.56705811240701202-naohk-gnuhc-ut-uad-gnohk-noh-gnad-ed-nen-ort-iot-auc-03-iout-gnos-couc-puig-02-iout-o-hnihc-iat-hnid-teyuq-3/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“3 quyết định tài chính ở tuổi 20 giúp cuộc sống tuổi 30 của tôi trở nên dễ dàng hơn: Không đầu tư chứng khoán!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools