vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam ở top đầu tìm kiếm của các doanh nghiệp ASEAN

2021-07-09 10:32

Việt Nam nằm trong top đầu các nước được doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang tìm kiếm mở rộng hoạt động kinh doanh để nắm bắt các cơ hội bán hàng và sản xuất, chỉ đứng sau Singapore, Thái Lan.

Các doanh nghiệp ASEAN rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng tại khu vực trong một năm tới, với 99% doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng sẽ ghi nhận sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất và 96% kỳ vọng tăng trưởng về doanh thu.

Việt Nam ở top đầu tìm kiếm của các doanh nghiệp ASEAN - Ảnh 1.

Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn nhờ nền tảng cơ bản mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh... (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Kết quả trên do Ngân hàng Standard Chartered khảo sát và đề cập trong báo cáo mới xuất bản mang tựa đề “Kinh doanh không biên giới: Hành lang thương mại nội khối ASEAN”, trong đó xem xét các cơ hội có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng xuyên biên giới ở khu vực.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam Michele Wee nhận định Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn nhờ nền tảng cơ bản mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường nội địa ngày càng mở rộng, chi phí lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do và có vị trí địa lý chiến lược.

Theo bà Wee, Standard Chartered là ngân hàng quốc tế có lịch sử hoạt động hơn 117 năm tại Việt Nam nên có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xuyên biên giới cũng như cung cấp các giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát cho rằng, 3 trong số những động lực quan trọng giúp thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực gồm: khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng ngày càng mở rộng tại ASEAN (69%), khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế thông qua mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (59%) và nguồn lao động dồi dào có tay nghề cao (49%).

Ngoài ra, việc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào thực thi được kỳ vọng có thể giúp thu hút thêm dòng vốn đầu tư vào ASEAN, tất cả các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có kế hoạch mở rộng đầu tư trong vòng 3 - 5 năm tới.

Về khía cạnh các thị trường mục tiêu trong ASEAN, 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang tập trung vào việc mở rộng hoạt động tại Singapore để nắm bắt các cơ hội bán hàng và sản xuất, theo sau là Thái Lan (60%) và Việt Nam (59%).

Singapore được xem là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp để đặt trụ sở hoặc văn phòng bán hàng và marketing (79%), các trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) hay trung tâm sáng tạo ở tầm khu vực (73%).

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng chỉ ra nhiều rủi ro và thách thức trong khu vực. Trong đó, 3 rủi ro lớn nhất là tình hình dịch COVID-19 hoặc các rủi ro khác liên quan đến sức khỏe (75%), bất ổn địa chính trị và xung đột thương mại (60%), nền kinh tế hồi phục chậm chạp và nhu cầu tiêu dung suy giảm (49%).

Những thách lớn được chỉ ra trong 6 - 12 tháng tới gồm: thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với các điều kiện và thực tiễn của từng lĩnh vực (67%), xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp và thích nghi với các yêu cầu về kho vận của chuỗi cung ứng (66%), am hiểu quy định của các quốc gia trong khu vực cũng như các phương pháp và cơ sở hạ tầng thanh toán (53%).

Lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng chỉ ra những khía cạnh quan trọng cần được chú ý để thúc đẩy quá trình tăng trưởng cân bằng và ổn định trong ASEAN, giảm thiểu những rủi ro cũng như thách thức, gồm: thiết lập quan hệ hợp tác/liên doanh để tăng cường sự hiện diện (53%), thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững và ESG (môi trường, xã hội, quản trị) (53%) và thực hiện các chương trình chuyển đổi số (52%).

Để hỗ trợ quá trình tăng trưởng, những doanh nghiệp cho biết họ đang tìm kiếm các đối tác ngân hàng với năng lực mạnh mẽ về quản lý dòng tiền (52%), các dịch vụ tăng vốn và cấp vốn cho doanh nghiệp (52%) và các dịch vụ tài trợ thương mại (47%).

Kinh tế Việt Nam có thể cán mốc 500 tỷ USD vào cuối nămKinh tế Việt Nam có thể cán mốc 500 tỷ USD vào cuối năm

VTV.vn - Nhiều chỉ dấu cho thấy quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể cán mốc 500 tỷ USD vào cuối năm nay.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.44432047090701202-naesa-peihgn-hnaod-cac-auc-meik-mit-uad-pot-o-man-teiv/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam ở top đầu tìm kiếm của các doanh nghiệp ASEAN”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools