Một lọ vắc xin Covishield được sản xuất ở Ấn Độ - Ảnh: PTI
Trong đó, ít nhất 500.000 liều sẽ được tặng thông qua cơ chế COVAX, một phần nhỏ sẽ được chuyển cho các nước thuộc khu vực tây Balkan, các nước như Gruzia, Moldova, Ukraine và Namibia.
Nước giàu "tiếp sức" cho COVAX
Hiện chưa rõ Đức còn bao nhiêu liều vắc xin AstraZeneca trong kho dự trữ. Hãng tin Reuters cho biết theo kế hoạch, 80% lượng vắc xin sẽ được quyên góp cho cơ chế COVAX và 20% còn lại là viện trợ song phương.
Trước đó, Berlin thông báo sẽ viện trợ ít nhất 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson cho các nước nghèo và đang phát triển, trở thành một trong những nước chia sẻ vắc xin nhiều nhất trong nhóm nước giàu G7.
Vào trung tuần tháng 6, lãnh đạo các nước G7 cam kết cung cấp cho thế giới khoảng 1 tỉ liều vắc xin thông qua các cơ chế hiện có và viện trợ song phương, coi đây là một phần trong nỗ lực của G7 nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt đại dịch trong năm 2022. Trong số này 500 triệu liều vắc xin Pfizer do Mỹ cung cấp qua sáng kiến COVAX.
Anh cam kết ủng hộ ít nhất 100 triệu liều cho những nước nghèo nhất, bao gồm khoảng 80 triệu liều sẽ được chuyển cho chương trình COVAX. Nhật Bản cam kết đóng góp 30 triệu liều. Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng nhất trí tặng ít nhất 100 triệu liều vắc xin vào cuối năm 2021, trong đó riêng Pháp và Đức mỗi nước tặng 30 triệu liều.
COVAX là một sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hậu thuẫn, nhằm giúp tất cả các nước tiếp cận công bằng với vắc xin. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ sáng kiến này. Thông tin từ Bộ Y tế cho hay cuối tuần này Việt Nam sẽ tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin Moderna do Mỹ tài trợ thông qua chương trình COVAX.
EU bị chỉ trích vì phân biệt đối xử
Vắc xin AstraZeneca hứng cú sốc từ đầu tháng này khi EU bắt đầu triển khai "chứng chỉ COVID kỹ thuật số" cho phép du khách đã tiêm vắc xin đi lại trong khối mà không phải cách ly từ hôm 1-7. Điều đáng nói là họ không chấp nhận người tiêm Covishield - phiên bản vắc xin AstraZeneca do Viện Serum của Ấn Độ sản xuất.
Đến nay chỉ 4 loại vắc xin COVID-19 được EU chấp nhận khi áp dụng loại giấy thông hành trên: Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và vắc xin Hãng AstraZeneca được sản xuất ở châu Âu (hay còn gọi là Vaxzevria).
Với việc không chấp nhận Covishield và các vắc xin khác đã được WHO phê duyệt khi triển khai chứng chỉ COVID-19 kỹ thuật số, EU đang tạo ra một tiền lệ xấu.
WHO và chương trình chia sẻ vắc xin COVAX do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã ra tuyên bố chung chỉ trích loại giấy thông hành trên là "phản tác dụng". Họ cho rằng động thái của EU đã phá hoại niềm tin vào các vắc xin cứu mạng người và có khả năng đặt hàng tỉ người vào vòng nguy hiểm.
Hiện nay có 8 loại vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) gồm: Pfizer-BioNTech, Astrazeneca-SK Bio (Hàn Quốc sản xuất), Covishield (phiên bản vắc xin AstraZeneca do Viện Serum của Ấn Độ sản xuất), AstraZeneca do EU sản xuất, Johnson&Johnson, Moderna, Sinopharm và Sinovac. EUL cũng là điều kiện tiên quyết đối với nguồn cung vắc xin dành cho chương trình COVAX.
Theo báo The Guardian, các số liệu được Cơ quan Y tế Scotland thu thập và đăng trên tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet cho thấy sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai cách liều đầu tiên ít nhất 2 tuần, hiệu quả của vắc xin AstraZeneca chống lại biến thể Alpha và Delta lần lượt là 73% và 60%.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Úc Sharon Lewin cho biết theo một nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin Hãng AstraZeneca đối với virus SARS-CoV-2 và biến thể Delta cho thấy hiệu quả khi tiêm liều thứ hai cách liều thứ nhất 8 tuần là 60%, còn cách 12 tuần là hơn 80%.
TTO - Chính phủ Đức đã quyết định chuyển tất cả số vắc xin AstraZeneca tồn kho cho các nước nghèo và đang phát triển trong tháng 8 tới. Ít nhất 500.000 liều sẽ được phân phối thông qua cơ chế COVAX.
Xem thêm: mth.73333348090701202-oehgn-coun-ohc-nix-cav-ort-neiv-cud/nv.ertiout