vĐồng tin tức tài chính 365

Đề nghị thống nhất xét nghiệm nhanh COVID-19 có hiệu lực 3 ngày

2021-07-09 13:17
Đề nghị thống nhất xét nghiệm nhanh COVID-19 có hiệu lực 3 ngày - Ảnh 1.

Theo các doanh nghiệp, khâu lưu thông hàng hóa rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường TP.HCM trong những ngày giãn cách. Trong ảnh: Thịt heo được vận chuyển đến siêu thị sáng 9-7 - Ảnh: N.TRÍ

Đó là các đề nghị chính trong văn bản số 4045 về việc tạo điều kiện thuận lợi trong vận tải, lưu thông hàng hóa thiết yếu được Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải ký gửi hỏa tốc đến Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải mới đây.

Theo văn bản này, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, qua theo dõi và báo cáo của các địa phương, và một số doanh nghiệp, hiện còn một số khó khăn, vướng mắc làm chậm việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, là quy định tại công văn số 5389 ngày 7-7-2021 của Bộ Y tế về việc tiếp nhận đối với người từ TP.HCM về địa phương yêu cầu "tất cả người về từ TP.HCM phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong vòng 7 ngày kể từ ngày về địa phương", đã gây khó khăn cho một số đơn vị phân phối của TP.HCM có nguồn hàng nằm ở các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra kiểm soát phòng chống COVID-19 tại các trạm thu phí, chốt, trạm kiểm soát còn ùn tắc dẫn đến vận chuyển hàng hóa cung cấp cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam bị chậm, hàng hóa hỏng, không kịp giao.

Theo Bộ Công thương, nguyên nhân của vướng mắc trên do công tác xét nghiệm chưa có sự điều phối, thống nhất giữa TP.HCM và các tỉnh dẫn đến kéo dài thời gian lấy giấy chứng nhận tại các điểm xét nghiệm; việc yêu cầu kết quả âm tính của lái xe khi vào TP.HCM gây tăng chi phí bán hàng, thời gian dẫn đến tăng giá hàng hóa; tình trạng bị động trong công tác điều phối xe vận chuyển hàng hóa do khẩu kiểm soát giấy chứng nhận âm tính thủ công gây ùn tắc, không đảm bảo quy định 5K.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, Bộ Công thương đề nghị Bộ Y tế quy dịnh, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thống nhất với các tỉnh, thành phố về địa điểm xét nghiệm COVID-19, bổ sung các điểm xét nghiệm nhanh tại các chốt, trạm kiểm soát.

Nghiên cứu, xem xét, thống nhất yêu cầu xét nghiệm nhanh (hiệu lực 3 ngày) cho phép các lái xe, phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu và người áp tải đi về trong ngày phục vụ chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. 

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an có phương án rút ngắn thời gian phương tiện vận chuyển và người áp tải (khi có đủ giấy tờ phòng chống dịch theo quy định) làm các thủ tục kiểm tra tại các chốt, trạm kiểm soát: bên cạnh việc tạo "luồng xanh" có phương án tạo luồng "ưu tiên đặc biệt" để các phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương thuộc chương trình bình ổn thị trường được nhanh chóng, kịp thời.

Theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay việc chở hàng hóa thiết yếu qua một số địa phương như Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ... có thời điểm gặp khó do một số trạm kiểm soát không chấp nhận giấy xét nghiệm nhanh về COVID-19.

Ngoài ra, một số điểm xét nghiệm hiện nay ùn ứ, không đáp ứng đủ nhu cầu người tham gia xét nghiệm dẫn đến nhiều trường hợp không xét nghiệm kịp, không đáp ứng được yêu cầu các địa phương để chở hàng về TP.HCM.

Từ 0h ngày 9-7, TP.HCM chính thức áp dụng chỉ thị 16 nhằm gia tăng việc giãn cách, hạn chế đi lại trừ trường hợp cần thiết. Theo các doanh nghiệp, nhu cầu hàng hóa cho TP.HCM sẽ gia tăng nên việc tạo điều kiện trong vận tải hàng hóa rất cần thiết.

Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệmNhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm

TTO - Trước giờ thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM, nhiều người dân từ TP về các tỉnh miền Tây, miền Đông đã phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Xem thêm: mth.27395529180701202-yagn-3-cul-ueih-oc-91-divoc-hnahn-meihgn-tex-tahn-gnoht-ihgn-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề nghị thống nhất xét nghiệm nhanh COVID-19 có hiệu lực 3 ngày”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools