Vắc xin AstraZeneca từ cơ chế chia sẻ vắc xin COVAX được dỡ xuống từ máy bay tại sân bay quốc tế Bole ở Ethiopia - Ảnh: REUTERS
Theo báo cáo của Viện Chiến lược an ninh quốc gia (INSS), trực thuộc Cơ quan gián điệp của Hàn Quốc, cơ chế chia sẻ vắc xin (vaccine) công bằng COVAX có kế hoạch cung cấp gần 2 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho Triều Tiên. Đợt đầu dự kiến vào cuối tháng 5, nhưng bị trì hoãn do các cuộc tham vấn kéo dài.
Báo cáo cũng cho biết Bình Nhưỡng đang xem xét các nguồn vắc xin COVID-19 khác. Triều Tiên không "hào hứng" với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc.
Trả lời Hãng tin Reuters, giám đốc nghiên cứu chiến lược về bán đảo Triều Tiên của INSS, ông Lee Sang Keun tiết lộ: "Triều Tiên nghiêng về vắc xin của Nga, hy vọng sẽ được tặng miễn phí nhưng chưa có thỏa thuận nào được thực hiện".
Chuyên gia này cũng nói thêm nhà chức trách Triều Tiên lo ngại về vắc xin AstraZeneca, sau khi có báo cáo về các trường hợp đông máu hiếm nhưng nghiêm trọng ở một số người được tiêm. Theo INSS, mặc dù Triều Tiên cho phép các nhà ngoại giao của mình ở nước ngoài tiêm vắc xin COVID-19 từ cuối tháng 3-2021, họ không cố gắng đảm bảo có vắc xin cho nhu cầu trong nước.
Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng, một trong những tổ chức đồng lãnh đạo COVAX, không có bình luận về báo cáo nói trên của Hàn Quốc trong khi hôm 7-7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov xác nhận Matxcơva đã nhiều lần cung cấp vắc xin cho Bình Nhưỡng.
Cho đến nay, Triều Tiên không công bố bất kỳ ca COVID-19 nào, dù Hàn Quốc và Mỹ nghi ngờ tuyên bố này. Triều Tiên đã áp đặt các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt, như đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước từ đầu dịch.
TTO - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi các biện pháp mạnh tay hơn để giải quyết vấn đề thiếu lương thực trầm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các cơn bão xảy ra năm ngoái.
Xem thêm: mth.89665722290701202-xavoc-ut-91-divoc-nix-cav-nahn-iohc-ut-neit-ueirt-couq-nah/nv.ertiout