vĐồng tin tức tài chính 365

Economist: Đà tăng trưởng của kinh tế thế giới có thể 'sụt hố' khi vấp phải 3 'đường đứt gãy' lớn

2021-07-10 08:32

Những rủi ro lớn của nền kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc suy thoái kinh tế đáng sợ. Tuy nhiên, khoảng thời gian này lại chứng kiến những đợt bùng nổ kỳ lạ. Giá dầu tăng vọt, trong khi các nhà hàng, hãng vận tải phải nỗ lực tìm kiếm thêm nhân sự.

Khi các công ty đưa ra dấu hiệu rằng lợi nhuận của họ sẽ đạt kỷ lục trong năm nay, thì TTCK cũng trên đà khởi sắc. Một chỉ số do JPMorgan và IHS Markit thực hiện cho thấy rằng tăng trưởng toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ những ngày "rực rỡ" của năm 2006.

Sự hồi phục của hậu đại dịch là một điều cực kỳ đáng mừng. Song, nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ hiện tại cũng là nguồn cơn gây ra những mối lo ngại, đó là bởi có 3 "đường đứt gãy" đang chìm sâu bên dưới.

"Đường đứt gãy" đầu tiên là chỉ những quốc gia nhận được vắc-xin mới có thể chế ngự được Covid-19. Đây chính là điều kiện để các cửa hàng, quán bar và văn phòng được mở cửa hoàn toàn trở lại, khách hàng cũng như người lao động yên tâm ra khỏi nhà. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ 1 trên 4 người trên thế giới đã được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên và chỉ 1 trên 8 người có sự phòng vệ hoàn toàn với dịch bệnh. Ngay cả ở Mỹ, một số bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp cũng rất dễ chịu ảnh hưởng bởi biến thể Delta.

Yếu tố thứ hai đó là tình trạng thiếu hụt chip, gây gián đoạn cho việc sản xuất thiết bị điện tử và ô tô, ngay trong thời điểm nhu cầu tăng cao. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến các cảng ở bờ Tây nước Mỹ tăng gấp 4 lần so với mức trước đại dịch.

Ngay cả khi những "nút thắt cổ chai" này được tháo gỡ, các nền kinh tế vẫn đối diện với sự mất cân bằng khác. Ở một số quốc gia, người dân dường như ưa thích việc đi uống rượu hơn là làm việc ở quầy bar. Điều này gây ra tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực dịch vụ. Hơn nữa, giá nhà mua và đi thuê đồng loạt tăng có thể kéo dài xu hướng lạm phát cao và khiến nhiều người rơi vào cảnh không thể chi trả cho nhà ở.

Cuối cùng là việc các NHTW giảm quy mô của các biện pháp kích thích. Các NHTW lớn trên thế giới đã mua số tài sản trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD kể từ khi đại dịch bắt đầu và đang xem xét việc thắt chặt chính sách mà không gây biến động cho thị trường vốn. 

Trong khi đó, các chương trình viện trợ khẩn cấp của chính phủ, chẳng hạn như hỗ trợ thất nghiệp và yêu cầu chủ nhà tạo điều kiện cho người đi thuê, đang bắt đầu hết hiệu lực. Các hộ gia đình sẽ không nhận được khoản tiền hỗ trợ mới trong năm 2022. Do đó, tình trạng thâm hụt sẽ giảm đi chứ không tăng lên, và kéo tụt đà tăng trưởng.

Cho đến nay, hầu hết các nền kinh tế lớn đã tránh được làn sóng phá sản, nhưng không ai biết liệu các doanh nghiệp sẽ làm thế nào khi các khoản vay khẩn cấp đáo hạn và người lao động tiếp tục gánh chịu tiền thuế.

Một số ý kiến cho rằng, một sự kiện cực đoan như đại dịch Covid-19 cùng với những gói kích thích khổng lồ có thể gây ra "phản ứng" kinh hoàng. Những người bi quan lo ngại về sự trở lại của lạm phát như những năm 1970 hoặc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy sẽ không xảy ra. Thay vào đó, mỗi nền kinh tế sẽ chịu sự "đứt gãy" khác nhau.

Hậu quả của những gói kích thích khổng lồ

Hãy bắt đầu với Mỹ. Với lượng vắc-xin dồi dào và các gói kích thích khổng lồ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với rủi ro tăng trưởng quá nóng. Trong những tháng gần đây, lạm phát tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ những năm 1980. Thị trường lao động cũng đang căng thẳng khi hoạt động kinh tế thay đổi.

Ngay cả khi số lượng việc làm tăng thêm 850.000 vào tháng 6, thì số lượng người làm việc trong ngành giải trí và khách sạn vẫn thấp hơn 12% so với trước đại dịch. Người lao động hiện cũng không muốn đi làm trở lại. Có thể, khi trợ cấp thất nghiệp hết hạn, họ sẽ quay trở lại. Tăng trưởng nóng sẽ là áp lực với Fed khi cân nhắc thắt chặt chính sách.

Bức tranh ở những nền kinh tế phát triển khác cũng không tươi sáng hơn. Tại châu Âu và Nhật Bản, rủi ro tiềm năng là các nhà hoạch định chính sách đưa ra phản ứng thái quá đối với lạm phát nhập khẩu diễn ra tạm thời và giảm quy mô chính sách quá nhanh. Nếu điều này xảy ra, nền kinh tế của họ sẽ chịu ảnh hưởng giống như eurozone sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Trong khi đó, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang gặp khó khăn. Đáng lẽ, họ sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng cao, nhưng lại đang phải ứng phó với những làn sóng Covid-19 mới.

Ngay cả khi Covid-19 làm suy yếu đà hồi phục, các thị trường mới nổi sẽ đối mặt với rủi ro từ việc Fed nâng lãi suất. Điều này sẽ gây áp lực giảm giá đối với đồng tiền của họ khi nhà đầu tư mua USD, từ đó làm gia tăng bất ổn tài chính.

Ngoài ra, các NHTW ở những quốc gia này không thể "làm ngơ" trước xu hướng lạm phát tạm thời hoặc do nhập khẩu. Brazil, Mexico và Nga gần đây đã nâng lãi suất và có thể một số quốc gia khác sẽ có động thái tương tự. Việc chính phủ can thiệp quá muộn hoặc quá sớm sẽ gây ra hậu quả đáng kể.

Một chu kỳ kinh tế mới đã và đang diễn ra. Có thể, vào mùa hè năm 2022, hầu hết người dân sẽ được tiêm vắc-xin đầy đủ, doanh nghiệp sẽ thích nghi với xu hướng nhu cầu mới và những gói kích thích sẽ được gỡ bỏ một cách từ từ, hợp lý. Tuy nhiên, những "đường đứt gãy" vẫn là yếu tố đáng chú ý trong sự bùng nổ kỳ lạ lần này.

Tham khảo Economist

Xem thêm: nhc.69302518190701202-nol-yag-tud-gnoud-3-iahp-pav-ihk-oh-tus-eht-oc-ioig-eht-et-hnik-auc-gnourt-gnat-ad-tsimonoce/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Economist: Đà tăng trưởng của kinh tế thế giới có thể 'sụt hố' khi vấp phải 3 'đường đứt gãy' lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools