vĐồng tin tức tài chính 365

Sát thủ ẩn mình trong nhà cảnh sát

2021-07-10 12:17

Ngày 10/7/1967, Mary rời khỏi phòng trọ gần khuân viên Đại học Michigan, nói với bạn cùng phòng rằng đi dạo. Hôm đó, Mary mặc chiếc áo thun màu cam, váy trắng chấm bi, đi đôi dép nhựa ở nhà. Ví vẫn để trong phòng. Chùm chìa khóa của Mary biến mất nhưng ôtô vẫn được để ở bãi xe như mọi ngày.

Một tháng sau, thi thể Mary được tìm thấy ở trang trại gần Geddes khi hai thanh niên đang nghe tiếng động lạ ở gần khu hàng rào, nơi nhiều đôi tình nhân hay đến đây hẹn hò. Tò mò, cả hai tiến lại gần hàng rào và ngửi thấy mùi lạ trong chiếc túi đen.

Tại hiện trường, cảnh sát ghi nhận trong túi là xác Mary ở tình trạng khỏa thân, đang phân hủy. Nạn nhân bị đâm vài chục nhát vào ngực, bị đánh. Cách đó không xa, dưới tấm tôn rách, chiếc áo thun màu cam và chiếc váy chấm bi. Áo có nhiều vết rách trước ngực.

Ngay trước ngày tang lễ, một thanh niên trẻ lái chiếc xe Chevy màu xám xanh đến đây, tự xưng là người nhà của nạn nhân và muốn chụp ảnh. Nhân viên ở đây đã từ chối điều đó theo yêu cầu của cảnh sát. Họ phát hiện người này không mang theo máy ảnh.

Thân nhân của Mary nói không biết người này. Anh ta không xuất hiện tại tang lễ sau đó và cảnh sát nghi ngờ đây là hung thủ.

Một năm sau cái chết của Mary, thi thể nữ sinh Joan Schell được tìm thấy gần khu vực Ypsilanti. Ngày 21/3/1969, xác nạn nhân thứ ba với vết bắn vào đầu và bị siết cổ được phát hiện tại một nghĩa trang phía đông Ypsilanti. Cô là sinh viên luật tại Đại học Michigan, cùng trường với Mary.

Ngày 26/3/1969, thêm nạn nhân được phát hiện tại một công trường với thương tích tương tự. Ba tuần sau, thi thể một bé gái mới 13 tuổi được phát hiện trên con đường vắng ở ngoại ô.

Nạn nhân cuối cùng là Karen Beineman, được nhìn thấy lần cuối cùng ở khu ký túc xá vào ngày 23/7/1969. Thi thể được phát hiện ba ngày sau đó, trong một khu rừng rậm. Tại hiện trường, các thám tử tìm thấy những sợi tóc ngắn, nghi nhiều khả năng thuộc về hung thủ.

John Norman Collin. Ảnh: Michigan State Police

John Norman Collin. Ảnh: Michigan State Police

Các điều tra viên xâu chuỗi sự liên quan giữa các nạn nhân, bao gồm cả hoàn cảnh, thời gian và địa điểm, cách thức hung thủ ra tay để nhanh chóng đưa ra kết luận. Theo nhận định ban đầu, hung thủ là kẻ khá quen với địa bàn do nạn nhân thường bị giết ngay gần khu vực họ sinh sống, những khu dân cư được coi là khá an toàn. Thi thể đều được mang đến vị trí mới để phi tang, không được che đậy, dễ dàng phát hiện, ngoại trừ xác của Mary trong bao.

Ba ngày sau khi phát hiện ra thi thể của nạn nhân cuối cùng, sĩ quan cảnh sát David Leik trở về sau kì nghỉ cùng với vợ con. Trong suốt thời gian đó, người cháu vợ tên là John Norman Collins ở lại trông nhà.

Nhưng khi về, David nhận thấy sự khác lạ. Đầu tiên là một mảng sơn màu đen trên sàn dưới tầng hầm. Lọ sơn mà ông vẫn để trong góc tường biến mất. David không hiểu tại sao trước khi đi du lịch, ông vừa sơn lại cửa chớp và cửa chính xuống tầng hầm, nhưng khi trở về chúng tiếp tục được sơn mới. Vợ của David cũng nhận thấy có một số xáo trộn trong nhà.

John Norman Collins từng bị nghi liên quan một trong những vụ án mạng nêu trên, do có bằng chứng ngoại phạm nên được loại khỏi diện tình nghi. Tuy nhiên, khi cảnh sát thu thập lời khai nhân chứng, cái tên "John Norman Collins" được nhắc đến vài lần do anh ta có quen với một vài nạn nhân. Lúc này, David bắt đầu nghi ngờ.

David gọi một số chuyên viên phòng giám định đến nhà. Khi kiểm tra sàn nhà, họ nhận thấy những sợi tóc gần máy giặt. David giải thích rất có thể là tóc của bọn trẻ bị rơi ra khi vợ cắt cho chúng. Tuy nhiên, mẫu tóc vẫn được chuyển tới phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy chúng giống hệt mẫu thu được từ chiếc quần lót của Karen, nạn nhân cuối cùng trong loạt án mạng.

Manh mối về hung thủ dần sáng tỏ. Cảnh sát tiếp tục khám xét nhà David. Phòng của John có những chấm đỏ li ti trên sàn chưa được lau sạch, đó chính là vết máu. Cảnh sát nhận định có thể hắn đã giết một vài nạn nhân tại nhà, sau đó mang phi tang.

David bị sốc khi đối mặt với vô số bằng chứng chống lại cháu trai - người mà vợ chồng ông coi như con trai. Nhưng ông cũng phải thừa nhận có quá nhiều khả năng John là hung thủ.

Khi bị bắt, nghe cảnh sát nói về những chi tiết bằng chứng này, John bật khóc. Nhưng trong khi cảnh sát mong đợi lời thú tội thì anh ta nhanh chóng lấy lại tư thế đĩnh đạc và phủ nhận sự liên quan. Lúc này, các điều tra viên bắt đầu tìm hiểu quá khứ tuổi thơ của John để có thể giải mã cho hành vi phạm tội của anh ta.

John sinh ở Canada, trong gia đình không hạnh phúc khi có người cha sớm bỏ rơi vợ con. Mẹ nhiều lần tái hôn và John đã trải qua cuộc sống với 3 người cha và chứng kiến nhiều bạo lực gia đình.

Lớn lên trong hoàn cảnh phức tạp nhưng John được giáo viên nhận xét là học sinh thông minh và chu đáo. Với dáng cao ráo, mái tóc màu nâu sẫm, khuôn mặt điển trai và dễ nói chuyện, John rất thu hút những bạn gái.

Năm 1969, John làm việc bán thời gian và sống cùng một cậu bạn gần trường đại học. Sau này khi bị nghi ngờ có hành vi trộm cắp, hắn đã rời khỏi đó và chuyển đến sống với gia đình David. Bạn gái cũ của John nhận xét hắn không bình thường, có những suy nghĩ lệch lạc trong vấn đề tình dục. Đó có thể là nguyên nhân khiến hắn ra tay dã man với các nạn nhân.

Phiên tòa xét xử John mở ngày 30/6/1970. 57 nhân chứng được mời tới. Trong vụ án giết hại Mary, theo thông tin cảnh sát có được, Mary đã liên hệ với một trung tâm y tế vì nghi ngờ có thai. Cô nói với nhân viên tư vấn rằng mình bị một cậu bạn cùng trường cưỡng bức khi đi cùng xe. Không lâu sau khi bỏ thai, Mary mất tích. Bạn của Mary cho biết cô có một chiếc vòng đeo cổ mặt hình đồng bạc Canada mà chiếc vòng được tìm thấy trong tủ quần áo của John.

Nhiều bằng chứng đã được thu thập trong suốt hai tuần trước đó. Tuy nhiên, tại tòa, công tố viên chỉ tập trung vào vụ giết Karen bởi những bằng chứng tìm được tại nơi hắn sinh sống tại nhà David hầu hết liên quan vụ án này.

Theo đó, trong nhà David cảnh sát phát hiện vết chân bị kéo lê trong bếp, vết máu của Karen trong tầng hầm; sợi dây dùng để siết cổ. Nhân chứng quan trọng là chủ cửa hiệu làm tóc gần Đại học Michigan đã khẳng định nạn nhân lên xe của John vào ngày cô biến mất.

Liên tục khẳng định không quen nạn nhân và liên quan cái chết của cô nhưng John không thể đưa ra chứng cứ ngoại phạm.

Ngày 19/8/1970, sau hơn ba ngày thảo luận, bồi thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng. John chỉ bị buộc tội giết Karen vì không thể thu thập đủ bằng chứng buộc tội ở các vụ án khác.

John bị kết án chung thân không phóng thích tại nhà tù tiểu bang miền Nam Michigan. Hắn kháng cáo 3 lần nhưng đều bị bác.

Hoàng Phong (Theo Murderpedia, Freep, Detroit News)

Xem thêm: lmth.9576034-tas-hnac-ahn-gnort-hnim-na-uht-tas/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sát thủ ẩn mình trong nhà cảnh sát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools